Rồng khổng lồ - linh vật Giáp Thìn của công viên Huế

Chủ Nhật, Ngày 10 Tháng 11, 2024, 17:22Đăng bởi: huyentrang


Tượng rồng khổng lồ trên hồ Thủy Tiên, xã Thủy Bằng, TP Huế, sẽ được cải tạo để phục vụ khách tham quan.

Ngày 31/5, ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sau khi thỏa thuận với doanh nghiệp trúng đấu thầu, tỉnh quyết định không đập bỏ tượng rồng ở hồ Thủy Tiên mà giữ lại và giao cho Trung tâm công viên cây xanh Huế quản lý.

Trước mắt, trung tâm tháo dỡ các bộ phận hư hỏng có thể gây nguy hiểm cho khách tham quan và dọn dẹp sạch không gian bên trong tượng rồng.

Nằm ở xã Thủy Bằng, TP Huế, công viên vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên do Công ty Du lịch cố đô Huế xây dựng từ năm 2001 với kinh phí 70 tỷ đồng. Công viên rộng 49 hecta, có nhiều hạng mục như: Nhà thủy cung, sân khấu nhạc nước, khu trò chơi nước, đường dạo quanh hồ. Nhà thủy cung hình rồng cao 20 m, dài 50 m uốn lượn giữa mặt hồ là nổi bật nhất, từng lên báo Huffington Post của Mỹ.

Năm 2008, Công ty Haco Huế tiếp quản để nâng cấp, đầu tư dự án công viên song đến năm 2017 thì không còn khả năng hoàn thành. 16 năm bỏ hoang, tượng rồng khổng lồ trở nên nhếch nhác. Hệ thống cửa kính vỡ nát, cầu thang sắt gỉ sét, thủy cung đầy rác. Một số mảng bêtông lòi sắt, nguy cơ sập đổ. Các mảng tường chi chít hình vẽ bậy.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hồi đất dự án và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Tài sản trên đất công viên hồ Thủy Tiên được Công ty TNHH và Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam trúng đấu giá sau khi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Đại diện doanh nghiệp nói tượng rồng tại công viên là "kiệt tác" nên mong muốn được giữ lại.

Theo kế hoạch của TP Huế, công viên hồ Thủy Tiên sẽ được chỉnh trang với kinh phí 20 tỷ đồng. Trung tâm Công viên cây xanh Huế được giao xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5-6 m quanh hồ Thủy Tiên, lát bằng đá granit trên nền bêtông. Hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước cũng sẽ được đầu tư.

Ông Trần Hữu Thuỳ Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết tỉnh đã quyết định giữ lại công trình kiến trúc độc đáo này để phục vụ du khách.

Theo ông Giang, sau khi thoả thuận với doanh nghiệp trúng đấu thầu, tỉnh quyết định không đập bỏ tượng rồng khổng lồ tại Khu vui chơi giải trí hồ Thuỷ Tiên, giao lại cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý, cải tạo phục vụ khách tham quan.

Dự án Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên với diện tích gần 5.000m2 do Công ty Du lịch Cố đô làm chủ đầu tư, với số vốn ban đầu hơn 70 tỷ đồng từ năm 2000.

Do kinh phí khó khăn và hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được du khách tham quan, đến năm 2008, dự án này được chuyển nhượng cho Công ty HACO Huế.

Sau khi nhận chuyển nhượng, Công ty HACO Huế bỏ kinh phí 270 tỷ đồng để tiếp tục thi công, hoàn thiện các hạng mục với mong muốn sớm đưa dự án vào hoạt động. Thế nhưng, nhiều năm trôi qua, Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vẫn giậm chân tại chỗ, nhiều hạng mục bị rêu phong, cỏ úa. 

Năm 2016, công trình hoang phế này xuất hiện trên tờ Huffington Post (Mỹ) như là một điểm đến dành cho những du khách ưa mạo hiểm, khám phá "du lịch rùng rợn". Từ đó, công viên hồ Thủy Tiên nổi tiếng là một địa điểm du lịch có phần kỳ bí.

Những năm sau đó, do dự án không tiếp tục triển khai nên UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi, đấu giá tài sản trên đất và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng.

Thời điểm cuối năm 2023, đại diện Công ty TNHH TM-DV Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng), đơn vị trúng đấu giá tài sản trên đất sau khi ngân hàng phát mãi cho biết, do địa phương không có nhu cầu giữ lại công trình này nên đơn vị mua đấu giá đành phải phá bỏ và tháo dỡ để thu hồi tài sản.




Văn hóa Việt

Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, ca dao và tục ngữ là những viên ngọc quý, lấp lánh trí tuệ và tình cảm của cha ông bao đời. Bằng những câu nói ngắn gọn, hình ảnh giàu chất thơ, chúng không chỉ truyền tải kinh nghiệm sống mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và bản sắc dân tộc. Và khi những giá trị ấy được thể hiện qua hình thức thị giác như một tấm poster sáng tạo, chúng lại mang một sức sống mới mẻ, gần gũi với thế hệ trẻ. Poster “Ca dao & Tục ngữ Việt Nam” của Vy chính là một minh chứng đẹp cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?

Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?

Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.
Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức là Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024 theo lịch dương

Văn hóa thế giới

Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, vô cùng đau đớn.
Vua hủi Jerusalem - vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử

Vua hủi Jerusalem - vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử

Mặc dù bị mù, liệt cả tay chân nhưng Vua Hủi Baldwin IV, vị vua của Vương quốc Jerusalem vẫn kiên cường xuất hiện nơi chiến trường
Những sự kiện lịch sử khiến ai nghe thấy cũng phải choáng váng

Những sự kiện lịch sử khiến ai nghe thấy cũng phải choáng váng

Lịch sử là một lĩnh vực với lượng kiến thức khổng lồ. Không ai dám khẳng định mình hiểu hoàn toàn lịch sử, đặc biệt là những chi tiết nhỏ.

Di sản văn hóa

Thành cổ Erbil: Tòa thành cổ xưa nhất thế giới

Thành cổ Erbil: Tòa thành cổ xưa nhất thế giới

Được vinh danh Di sản Thế giới năm 2014, Erbil là một trong những khu định cư lâu đời với lịch sử hơn 6000 năm, là minh chứng cho sự sống mãnh liệt của con người.
Bassae Apollo: Lịch sử và vẻ đẹp Hy Lạp cổ

Bassae Apollo: Lịch sử và vẻ đẹp Hy Lạp cổ

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đền thờ thần Apollo ở Bassae là Di sản văn hóa thế giới năm 1986.
Tìm hiều Vườn quốc gia núi Kenya được Unesco đã công nhận nắm 1997

Tìm hiều Vườn quốc gia núi Kenya được Unesco đã công nhận nắm 1997

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vườn quốc gia núi Kenya của Kenya là Di sản Thiên nhiên thế giới năm 1997.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Linh cẩu là một loài thường sống thành đàn lớn, giúp chúng có khả năng tự vệ tốt hơn. Chúng rất hung dữ và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thức ăn và lãnh thổ.
Có một số loài ve sầu chỉ xuất hiện 17 năm một lần

Có một số loài ve sầu chỉ xuất hiện 17 năm một lần

Ve sầu, loài côn trùng cánh cứng với tiếng kêu rả rích đặc trưng, ​​thường gắn liền với những ngày hè oi ả.
Tại sao có những thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao có những thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.
Hà Nội từng có ký ức tàu điện vang bóng một thời xứ kinh kỳ

Hà Nội từng có ký ức tàu điện vang bóng một thời xứ kinh kỳ

Người dân Hà thành từ lâu không còn nghe tiếng leng keng của tàu điện chạy quanh trung tâm thành phố. Đoàn tàu điện ngày nào giờ trở thành ký ức đẹp nhiều thế hệ người Hà Nội.
Album: Phụ nữ quyền quý thời Thanh qua ống kính người Mỹ

Album: Phụ nữ quyền quý thời Thanh qua ống kính người Mỹ

Nhiếp ảnh gia Mỹ Milton M. Miller ghi chân dung nhiều phu nhân quan lại thời Thanh, Trung Quốc.