Kattenstoet - Lễ hội mèo lâu đời nhất ở Bỉ

Thứ Sáu, Ngày 17 Tháng 3, 2023, 20:25Đăng bởi: Admin


 

Lễ hội Kattenstoet (nghĩa là "lễ hội của mèo") là một sự kiện hàng năm tại Ypres, Bỉ, mà người dân của thành phố đưa ra mèo để tung xuống từ đỉnh tòa nhà. Lễ hội này được tổ chức để chúc mừng ngày thành lập của thành phố và tổ chức lần đầu tiên vào năm 1066.

Hóa trang thành những chú mèo vui nhộn đi bên đoàn xe được trang hoàng lộng lẫy, hàng nghìn người đã hoà mình vào không khí náo nhiệt diễu hành đến toà nhà Cloth Hall – thủ phủ của ngành dệt may phát triển thịnh vượng nhất ở thành phố Ypres, Bỉ.

Từ trên nóc của tòa nhà này, họ ném những con mèo nhồi bông xuống phía dưới. Đây chính là phần mở màn của lễ hội Kattenstoet – lễ hội của những chú mèo.

  Màn trình diễn náo nhiệt tại lễ hội Kattenstoet.
 Màn trình diễn náo nhiệt tại lễ hội Kattenstoet. (Ảnh: rove.me).

 

Trong suốt 67 năm qua, thành phố Ypres đã trở thành điểm đến thu hút du khách với lễ hội Kattenstoet độc đáo. Theo nghĩa đen, Kattenstoet có nghĩa là “cuộc diễu hành của mèo”
và đây là lễ hội dành riêng cho mèo lâu đời nhất ở Bỉ. Lễ hội được tổ chức 3 năm một lần vào chủ nhật thứ hai của tháng 5. Với nguồn gốc vô cùng đặc biệt, Kattenstoet đã trở thành bữa tiệc vui nhộn không chỉ của những người yêu mèo ở Ypres mà còn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Lễ diễu hành đầy màu sắc

Chú mèo khổng lồ Minneke Poes tham gia đoàn diễu hành trong lễ hội Kattenstoet.
Chú mèo khổng lồ Minneke Poes tham gia đoàn diễu hành trong lễ hội Kattenstoet. (Ảnh: Wikimedia Commons).

 

Nhân vật nổi bật nhất trong diễu hành chính là hình nộm mèo khổng lồ, còn được gọi là “chú mèo của Ypres”. Cùng với đó, lễ diễu hành còn có sự góp mặt của khoảng 2.000 người hóa trang thành mèo, chuột, phù thủy, các nhân vật hoạt hình và cổ tích.

Các xe diễu hành cũng được trang trí theo chủ đề mèo và phản ánh truyền thuyết địa phương cũng như lịch sử của thành phố. Đắm chìm trong âm thanh sôi động của ban nhạc kèn đồng, màn trình diễn siêu kỹ năng của các vũ công, đoàn diễu hành di chuyển qua các con phố của thị trấn trước sự cổ vũ náo nhiệt của đám đông.

Sau khi đi qua các thị trấn, đoàn người tham dự lễ hội bắt đầu di chuyển đến tòa nhà Cloth Hall. Một số người dân của thành phố sẽ ném những con mèo nhồi bông từ tháp chuông của toà nhà xuống bên dưới. Ở dưới quảng trường, đám đông tranh nhau “cướp” mèo ném xuống từ cửa sổ. Những người bắt được mèo bông được coi là vô cùng may mắn. Họ sẽ ước một điều ước, kể cả điều ước không liên quan đến mèo.

Sau màn ném mèo bông, nghi lễ “thiêu phù thuỷ” sẽ diễn ra. Những người tham dự lễ hội sẽ đốt hình nộm phù thuỷ để xua đuổi những điều đen đủi, xấu xa. Lễ hội sau đó tiếp tục với các buổi hòa nhạc và biểu diễn náo nhiệt khác quanh thị trấn.

 

Lễ diễu hành dành cho mèo đầu tiên được tổ chức tại Ypres vào năm 1938. Ban đầu, đây chỉ là một sự kiện nhỏ, nhưng giờ đây nó đã trở thành lễ hội lớn trên toàn quốc. Chưa rõ lễ diễu hành có nguồn gốc từ đâu, song có rất nhiều truyền thuyết cho rằng truyền thống này bắt nguồn từ thời Trung cổ.

Quá khứ của Kattenstoet

Người tham dự lễ hội Kattenstoet hoá trang thành mèo.
Người tham dự lễ hội Kattenstoet hoá trang thành mèo. (Ảnh: Condé Nast).

Mặc dù là lễ hội vui vẻ, nhưng Kattenstoet lại có nguồn gốc không hề tươi sáng. Tại châu Âu thời trung cổ, mèo được coi là loài vật đen đủi có liên quan đến ma quỷ. Các ghi chép thời bấy giờ còn so sánh mèo bắt chuột với chuyện ma quỷ đến gài bẫy linh hồn con người. Vào đầu thế kỷ thứ 14, Giáo hoàng Gregory IX đã kêu gọi hành động chống lại các nghi lễ ma quỷ có liên hệ chặt chẽ với mèo. Nhiều người tin rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc tận diệt mèo trên khắp châu Âu.

Trên thực tế, sắc lệnh của Giáo hoàng được đưa ra khi nhiều người cho rằng mèo có liên quan đến làn sóng lây lan của đại dịch hạch, còn được gọi là “Cái chết đen” trong thế kỷ 14. Dịch bệnh này do bọ chét nhiễm bệnh ký sinh trên chuột lây truyền cho con người. Việc giết mèo hàng loạt ở châu Âu đã khiến số lượng chuột tăng lên với tốc độ cấp số nhân, đến mức đã làm bệnh dịch hạch lây lan nhanh.

 

Mặc dù giả thuyết mèo có liên quan đến đại dịch hạch dường như rất mơ hồ, song điều đó không làm giảm bớt các hành động ngược đãi loài vật này ở châu Âu thời bấy giờ. Quan điểm mèo đại diện cho cái ác đã khiến mèo bị đối xử tồi tệ, thậm chí người dân đã giết chết hàng triệu con vật này. Tại Ypres, mọi người đã tổ chức lễ kỷ niệm Kattenstoet hàng năm. Vào thời điểm đó, họ ném mèo từ đỉnh tháp chuông ở Cloth Hall xuống quảng trường thị trấn bên dưới.  Một số người tin rằng nghi lễ này có thể tiêu diệt linh hồn ma quỷ và giúp thành phố thịnh vượng hơn.

Các giả thuyết khác cho rằng những con mèo đã được đưa đến Cloth Hall, một trong những tòa nhà thương mại lớn nhất thời bấy giờ, để ngăn chặn chuột bọ phá hủy len nhập khẩu và quần áo có giá trị cao. Vào thời Trung cổ, Ypres, giống như nhiều thị trấn ở vùng Flanders của Bỉ, nổi tiếng với ngành vải vóc. Những người thợ thủ công có tay nghề cao thường nhập khẩu len từ Anh và dệt thành những bộ trang phục đắt đỏ. Vải vóc và quần áo đều được cất giữ trong nhà kho của Cloth Hall và những tấm vải này đã thu hút chuột bọ đến gặm nhấm và sản sinh những dịch bệnh nguy hiểm.

Để ngăn chặn loài gặm nhấm phá hoại nhà kho, những người buôn vải ở Ypres đã đưa mèo đến đây. Song mèo đã sinh sản nhanh chóng, vượt quá khả năng kiểm soát của thành phố. Số lượng mèo lớn đến mức người dân thị trấn buộc phải ném con vật này ra khỏi tháp chuông của toà nhà địa phương. Theo thời gian, các vụ ném mèo đã trở thành một nghi lễ ở Ypres, được gọi là “thứ tư của mèo”.

Tập tục man rợ này tiếp tục diễn ra cho đến năm 1817, khi con mèo cuối cùng sống sót sau khi bị ném và chạy trốn khỏi đây. Từ đó trở đi đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất, “thứ tư của mèo” được tổ chức đơn giản bằng cách rung chuông nhà thờ.

Vào năm 1938, lễ hội này đã được hồi sinh một cách tượng trưng, khi một nhóm thanh niên trẻ ở địa phương đã tổ chức lễ diễu hành dành cho mèo. Họ mang một con mèo nhồi bông đến nhà thờ, tổ chức tiệc tại đây. Sau đó, một trong những thanh niên đã trèo lên tháp chuông và ném mèo nhồi bông xuống đất. Chỉ đến năm 1955, thành phố mới bắt đầu tổ chức cuộc diễu hành quy mô lớn đầu tiên, hoành tráng với những chiếc xe diễu hành được trang trí công phu và hàng nghìn người mặc trang phục hóa trang. Có lẽ lễ hội mèo ngày nay chính là một trong những cách để nhắc lại lại lịch sử đen tối của Kattenstoet.

 



Văn hóa Việt

Tìm hiểu điêu khắc đình làng ở Việt Nam

Tìm hiểu điêu khắc đình làng ở Việt Nam

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình n
Tò he và vẻ đẹp vang bóng một thời

Tò he và vẻ đẹp vang bóng một thời

Bạn có biết, món đồ chơi Tò He sắc màu mà bạn biết ngày nay thực chất là một sự nhầm lẫn? Tò He thực chất là món đồ chơi bằng đất nung, có thể thổi được mà bạn hay bắt gặp thấy ở phố cổ Hội An. Còn những món đồ chơi Tò He hình thù đa dạng nhiều màu sắc có tên gốc là những con giống bột, xuất thân từ Hà Nội xưa. Vào thập niên 90s, một nhà báo hỏi nghệ nhân con giống bột nhưng nhầm lẫn qua tò he và dần dần con giống bột bị gán mác thành một loại tò he...
Làng nghề đan Đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Làng nghề đan Đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Cách Hà Nội chỉ 60km cùng với một bức tranh thôn quê bình dị, một làng nghề đan Đó, đan rọ lâu đời chính là nơi mà du khách có thể tìm về để trải nghiệm những nét độc đáo, truyền thống nơi đây. Đó chính là làng nghề Thủ Sỹ ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, một ngôi làng bình yên, mộc mạc.

Văn hóa thế giới

Vị thần bí ẩn chúa tể của vũ trụ tại thị trấn La Mã cổ đại Palmyra là ai?

Vị thần bí ẩn chúa tể của vũ trụ tại thị trấn La Mã cổ đại Palmyra là ai?

Danh tính của một vị thần vô danh được mô tả trong các dòng chữ ở thành phố cổ Palmyra, nằm ở Syria ngày nay, từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối.
Tim hiều nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Tim hiều nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.
Những câu chuyện về chú mèo Maneki-neko may mắn của Nhật Bản

Những câu chuyện về chú mèo Maneki-neko may mắn của Nhật Bản

Ngày nay, maneki-neko đã có mặt ở khắp nơi trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng biểu tượng may mắn này của đất nước Nhật Bản có từ thế kỷ 17 và phía sau đó là một câu chuyện cực kỳ thú vị. Maneki-neko: Tượng mèo may mắn nổi tiếng của Nhật Bản và câu chuyện ít người biết về nguồn gốc ra đời

Di sản văn hóa

Địa đạo Củ Chi - khám phá mê cung dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam

Địa đạo Củ Chi - khám phá mê cung dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng tây bắc. Từ lâu địa điểm này được cả thế giới biết đến với cái tên Thành Đồng Đất Thép.
Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch?

Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch?

Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch? Dân gian Việt Nam từ xưa vẫn dùng câu tháng tư ngày tám để chỉ ngày Đức Phật Thích ca ra đời, vậy tại sao đại lễ Phật đản lại được tổ chức vào ngày 15/4 (âm lịch)?
Thư viện cổ tích đẹp nhất thế giới ở tu viện nghìn năm lịch sử có gì?

Thư viện cổ tích đẹp nhất thế giới ở tu viện nghìn năm lịch sử có gì?

Tu viện Admont ở Áo sở hữu thư viện ấn tượng bậc nhất thế giới, nơi mà việc đi bộ từ kệ sách này sang kệ sách khác khiến bạn có cảm giác như lạc vào cổ tích.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Khám phá giá vé máy bay đi Đà Lạt - “con cưng” của mẹ thiên nhiên và cùng vi vu vùng đất thơ mộng qua bài viết này nhé.
Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mỗi năm chỉ có một mùa, từ giữa tháng 2 đến tháng 4, rừng Đa Mân bắt đầu cây thay lá, lá đỏ tiếp vòng đời lá xanh, nào đỏ cam, đỏ thẫm, đỏ như màu mận chín. Cả khu rừng khoác lên màu áo mới, mát mẻ và trong lành.
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải chính là hòn đá khổng lồ - cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở Biển Đông. Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam. Đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam Biển Đông.
Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ bộ ảnh chụp lại những cây hoa gạo nở rực rỡ khiến ai nhìn cũng mê mẩn phong cảnh làng quê. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, hồn quê lắng đọng với những gam màu quen thuộc như sắc đỏ của hoa gạo, cánh đồng xanh bát ngát hay dòng kênh in bóng trời mây.
Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà luôn là sự lựa chọn ưu tiên mỗi khi đến Đà Nẵng. Ngoài chùa Linh Ứng, trạm rada, đỉnh bàn cờ hay cây đa ngàn năm, thì Mũi Nghê chính là “báu vật” của nơi đây. Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. Hãy cùng diemhendulich.net check in tọa độ cực xịn, cực chất qua bài viết này nhé!
Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Nếu cá mua về không kịp xử lý thì sẽ bị ươn, mùi tanh của cá sẽ gây cảm giác khó chịu khiến món ăn sẽ mất ngon. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cá tươi lâu đến 3 ngày mà không cần tủ lạnh.