Tò he và vẻ đẹp vang bóng một thời

Thứ Năm, Ngày 16 Tháng 2, 2023, 19:56Đăng bởi: huyentrang


Bạn có biết, món đồ chơi Tò He sắc màu mà bạn biết ngày nay thực chất là một sự nhầm lẫn? Tò He thực chất là món đồ chơi bằng đất nung, có thể thổi được mà bạn hay bắt gặp thấy ở phố cổ Hội An. Còn những món đồ chơi Tò He hình thù đa dạng nhiều màu sắc có tên gốc là những con giống bột, xuất thân từ Hà Nội xưa. Vào thập niên 90s, một nhà báo hỏi nghệ nhân con giống bột nhưng nhầm lẫn qua tò he và dần dần con giống bột bị gán mác thành một loại tò he...

Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... nên người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò."

Con giống bột chính gốc có 3 phong cách rất đặc sắc: con giống Phú Xuyên, con giống Đồng Xuân và con giống phố Khách. Tương ứng với mỗi phong cách, con giống bột đều có những thiết kế tạo hình khác biệt và thú vị. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, trước những năm 1960, mỗi dịp Rằm tháng Tám là các con giống nặn bằng bột lại được bày bán khắp nơi ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, như một thành phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu.

Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Từ bàn tay khéo léo và tâm huyết, những người nặn tò he làng đã “biến” thứ bột nặn thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu. 

Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre. Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột để làm tò he được làm từ gạo nếp, gạo tẻ trộn đều, ngâm nước, sau đó xay nhỏ, nhào kỹ đến khi không dính tay rồi nắm thành từng nắm nhỏ đem luộc chín. Theo các nghệ nhân, tỉ lệ trộn hai loại gạo và luộc bột là khâu quan trọng nhất. Bột phải dẻo, dễ nặn nhưng không được dính tay. Nếu làm bột không tốt, tò he thiếu độ kết dính và có thể bị rơi khỏi que tre khi thực hiện tạo hình.

Một nét đẹp đậm chất hồn xưa...

Sau khi bột luộc xong sẽ được đem “đấu màu”. Cách tạo màu của người làm tò he rất độc đáo và không bao giờ sử dụng hóa chất. Người dân thường sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật. Màu đỏ lấy từ quả gấc hoặc dành dành, màu vàng làm từ củ nghệ hoặc hoa hòe, màu xanh lấy từ lá riềng hoặc lá chàm, màu đen dùng cây nhọ nồi. Từ những màu cơ bản này, người thợ còn pha chế, sáng tạo ra các màu trung gian khác thật hài hòa cho tò he.

Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

Ở một số vùng miền, tò he còn được gọi là “con bánh” bởi các nghệ nhân thường nặn thành hình mâm cỗ, mâm ngũ quả để dâng cúng lên đình, chùa và gia tiên. Tò he được coi là một nét văn hóa đặc trưng riêng của văn hóa vùng Bắc Bộ. Ngày nay, tò he được lưu giữ bởi các nghệ nhân làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Người dân nơi đây có bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn, tạo hình được nhiều sản phẩm tò he độc đáo được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích. Những ngày cuối tuần, khi đến phố đi bộ Hồ Gươm, bạn có thể chứng kiến những khách hàng trầm trồ thán phục khi dõi theo các động tác tạo hình khéo léo của người thợ làm tò he. Gần đây, một số nghệ nhân của làng Xuân La đã được mời xuất ngoại để giới thiệu với bạn bè quốc tế thú chơi đậm nét văn hóa dân gian của Việt Nam.

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ.

Tại các lễ hội đình, chùa, khu vực dành cho những nghệ nhân nặn tò he luôn thu hút sự chú ý của người đi hội, nhất là trẻ con. Những bàn tay thoăn thoắt cấu những cục bột, phối các màu xanh, đỏ, trắng, vàng cùng đồ nghề đơn sơ như que tre, chiếc lược nhựa, thoáng chốc biến thành hình cô tiên, lão ngư ngồi câu cá hay nhân vật Tôn Ngộ Không múa gậy thần kỳ… Nghe có vẻ dễ dàng, song làm tò he không chỉ đơn thuần cầm bột lên rồi nặn. Trước khi làm người nghệ nhân phải hình dung màu sắc, mảng khối nào sẽ hợp với tính cách nhân vật mình thể hiện.

     Ví dụ như nặn Tôn Ngộ Không về cơ bản các nghệ nhân sẽ nặn giống nhau, nhưng từng tiểu tiết như mắt, gậy, mũ… của mỗi người nặn lại khác nhau; hay khi nặn các dũng tướng cũng phải toát lên thần thái của nhân vật, mặc dù đôi khi chỉ người trong nghề mới có thể nhận ra.

Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn nặn nhiều hình thù phong phú khác như 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra…

Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày.

     Đã có thời gian, nghề làm tò he tuởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với những món đồ chơi nước ngoài. Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên, nhờ chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian.

Phục hồi thú chơi truyền thống...    

Mong muốn lớn nhất của người dân Xuân La nói riêng và nghệ nhân nặn tò he nói chung là có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò he không những đẹp mà còn bền hơn. Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn...




Văn hóa Việt

Vua Dục Đức - vị vua có số phận bi thảm nhất triều Nguyễn

Vua Dục Đức - vị vua có số phận bi thảm nhất triều Nguyễn

Lịch sử triều Nguyễn từng ghi nhận nhiều vị vua có số phận bất hạnh, nhưng có lẽ không ai chịu bi kịch đột ngột, tàn khốc và u uất như vua Dục Đức.
Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, ca dao và tục ngữ là những viên ngọc quý, lấp lánh trí tuệ và tình cảm của cha ông bao đời. Bằng những câu nói ngắn gọn, hình ảnh giàu chất thơ, chúng không chỉ truyền tải kinh nghiệm sống mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và bản sắc dân tộc. Và khi những giá trị ấy được thể hiện qua hình thức thị giác như một tấm poster sáng tạo, chúng lại mang một sức sống mới mẻ, gần gũi với thế hệ trẻ. Poster “Ca dao & Tục ngữ Việt Nam” của Vy chính là một minh chứng đẹp cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Rồng khổng lồ - linh vật Giáp Thìn của công viên Huế

Rồng khổng lồ - linh vật Giáp Thìn của công viên Huế

Nằm ở xã Thủy Bằng, TP Huế, công viên vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên do Công ty Du lịch cố đô Huế xây dựng từ năm 2001 với kinh phí 70 tỷ đồng. Công viên rộng 49 hecta, có nhiều hạng mục như: Nhà thủy cung, sân khấu nhạc nước, khu trò chơi nước, đường dạo quanh hồ. Nhà thủy cung hình rồng cao 20 m, dài 50 m uốn lượn giữa mặt hồ là nổi bật nhất, từng lên báo Huffington Post của Mỹ.

Văn hóa thế giới

Giải mã phong thủy bí ẩn phía sau sự diệt vong nhà Thanh

Giải mã phong thủy bí ẩn phía sau sự diệt vong nhà Thanh

Từ hướng lăng mộ đến thế đất Tử Cấm Thành – liệu long mạch bị trục trặc có khiến đế chế kéo dài 268 năm kết thúc trong hỗn loạn và máu?
Pharaoh Ai Cập có 100 con, ngai vàng về tay ai cuối cùng?

Pharaoh Ai Cập có 100 con, ngai vàng về tay ai cuối cùng?

Pharaoh nổi tiếng Ai Cập Ramesses II băng hà khi khoảng 90 tuổi. Ông có khoảng 100 người con nên cuộc chiến tranh giành ngai vàng sau đó gây nhiều bất ngờ.
Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, vô cùng đau đớn.

Di sản văn hóa

Mở mộ cổ 1.900 tuổi, lộ cổ vật đầu sư tử kỳ dị

Mở mộ cổ 1.900 tuổi, lộ cổ vật đầu sư tử kỳ dị

Mộ cổ vừa được khai quật ở Israel hé lộ hiện vật bằng đồng có hình sư tử đầy bí ẩn, gây tranh cãi về nguồn gốc và công dụng thực sự.
Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm gây bệnh cho côn trùng thời giữa Kỷ Phấn trắng làm sáng tỏ quá trình tiến hóa ban đầu của mối quan hệ côn trùng-nấm.
Phát hiện nòng nọc cổ nhất hành tinh, giới khoa học sốc nặng

Phát hiện nòng nọc cổ nhất hành tinh, giới khoa học sốc nặng

Sinh vật nhỏ bé nhưng mang giá trị lịch sử lớn, loài nòng nọc này có thể là mắt xích giúp giải mã cách sinh tồn của lưỡng cư qua hàng triệu năm.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Bộ ảnh: Nữ cầu thủ quyến rũ nhất Thế giới trước thềm Euro 2025

Bộ ảnh: Nữ cầu thủ quyến rũ nhất Thế giới trước thềm Euro 2025

Nữ cầu thủ Alisha Lehmann khiến người hâm mộ trầm trồ khi khoe hình ảnh mới trước thềm giải vô địch bóng đá nữ châu Âu Euro 2025.
Quán cà phê miền Tây gây sốt với bảng thông báo siêu lầy

Quán cà phê miền Tây gây sốt với bảng thông báo siêu lầy

Những dòng chữ hài hước trên bảng thông báo trước quán cà phê ở Bạc Liêu khiến dân mạng bật cười và rủ nhau đến check-in không ngớt.
Thác Khuổi Nhi đẹp mê hồn, xuất hiện trong phim Thám tử Kiên

Thác Khuổi Nhi đẹp mê hồn, xuất hiện trong phim Thám tử Kiên

Thác Khuổi Nhi hoang sơ giữa rừng Thượng Lâm không chỉ níu chân du khách bởi vẻ đẹp mát lạnh mà còn xuất hiện ấn tượng trong phim chiếu rạp Thám tử Kiên.
Cận cảnh tòa nhà hàm cá mập đang được phá dỡ

Cận cảnh tòa nhà hàm cá mập đang được phá dỡ

Công tác phá dỡ Hàm cá mập bên hồ Gươm đang được triển khai tích cực. Theo kế hoạch, tháng 8 tới sẽ hoàn tất phá dỡ phần nổi.
Ô tô 7 chỗ lật ngửa, biến dạng sau va chạm với xe khách

Ô tô 7 chỗ lật ngửa, biến dạng sau va chạm với xe khách

Sau cú va chạm, xe khách giường nằm mang BKS 29H-083.XX bị đâm lên dải phân cách giữa đường cao tốc, còn ô tô loại 7 chỗ lật ngửa, biến dạng.
Người dân đội nắng xem bộ đội hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị lễ 2/9

Người dân đội nắng xem bộ đội hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị lễ 2/9

Hàng nghìn người dân đến xem buổi hợp luyện của các khối quân đội chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.