Việt Phủ Thành Chương ở đâu, đường đi như thế nào?
- Địa chỉ: hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn
Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001, trên khu đất rộng hơn 8.000 ha tại huyện Sóc Sơn. Công trình này được lên ý tưởng bởi họa sĩ Thành Chương – người mong muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xưa. Do đó, tên gọi của Việt Phủ được đặt theo tên của vị họa sĩ nổi tiếng này.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, đường đi Việt Phủ Thành Chương khá dễ. Bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô hoặc xe bus.
- Xe bus: từ Cầu Giấy, bạn bắt xe bus đến Mê Linh Plaza hoặc KCN Bắc Thăng Long. Sau đó chuyển sang xe 64 đến Xóm Núi 1. Từ đây bạn chỉ cần đi bộ thêm một đoạn ngắn là đến Việt Phủ.
- Xe máy, ô tô: bạn di chuyển theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài. Khi đến sân bay bạn vòng xuống ngã tư giao giữa cao tốc Thăng Long – Nội Bài và quốc lộ 2. Rẽ phải vào quốc lộ 2 hướng đi Vĩnh Yên. Sau đó tiếp tục đi thẳng khoảng 2km, đến ngã ba có biển Việt Phủ Thành Chương thì rẽ phải. Đi khoảng 7km nữa thì rẽ rồi đi thêm tầm 500m nữa là đến nơi.
Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ, đậm chất Việt
Đến Việt Phủ, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ, đậm chất Việt. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như: nhà Thanh Tĩnh, lầu Tường Vân, nhà Mạc Hương… Sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại cùng tinh hoa văn hóa thời Lý, Đinh, Lê, Trần… mang đến những công trình ấn tượng và độc đáo. Không gian biệt phủ mang nét đẹp cổ kính, phảng phất màu rêu phong của thời gian. Từng bức tượng, ngôi nhà được chạm trổ hoa văn vô cùng tỉ mỉ, tinh tế.
Dạo quanh hồ sen thơ mộng trong phủ
Phủ Thành Chương không chỉ gợi nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc mà còn mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của người dân Việt Nam xưa. Dạo quanh những con đường lát gạch đỏ sẫm, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh đầm sen nhỏ ẩn mình giữa những hàng cây. Những bông sen hồng khoe sắc giữa mặt hồ trong xanh tạo nên bức tranh thiên nhiên rung động lòng người.
Thưởng trà và thả hồn vào khung cảnh nên thơ
Đến Việt Phủ Thành Chương, không khó để bạn bắt gặp hình ảnh những chiếc bàn gỗ lim được thiết kế tinh xảo được đặt ở góc sân. Đây là địa điểm lý tưởng để bạn nhâm nhi những tách trà nóng và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Khám phá một vòng phủ, nếu muốn dừng chân nghỉ ngơi, bạn có thể ngả lưng trên những chiếc chõng tre và đánh một giấc thật ngon lành.
Tận hưởng không gian an tĩnh, xanh mát
Việt Phủ được bao trọn trong những tán cây xanh lớn nhỏ, không khí thoáng đãng, mát mẻ quanh năm. Đây là nơi đi trốn cực kỳ lý tưởng cho những ai muốn tạm xa khói bụi thành phố. Đến đây, bạn được tận hưởng không gian yên tĩnh, hít thở bầu không khí trong lành và hòa mình giữa thiên nhiên.
Điểm nhấn đặc biệt của phủ là thác nước cao 5 tầng tung bọt nước trắng xóa. Ngay dưới thác là khu thờ Phật Tổ uy nghiêm, bát hương tỏa khói nghi ngút tạo nên không gian tâm linh đầy huyền bí.
Xem múa rối nước tại nhà hát Long Đình
Đến Việt Phủ Thành Chương, du khách còn có cơ hội thưởng thức những tiết mục múa rối nước vô cùng thú vị. Múa rối được diễn ra ở khu vực nhà hát Long Đình và do chính những nghệ nhân ở đây dàn dựng. Đây cũng là điểm nhấn thu hút du khách khi đến phủ.
Chụp ảnh ở Việt Phủ Thành Chương
Với không gian cổ kính, nhuốm màu thời gian và mang hơi hướng của các triều đại xưa thì Việt Phủ là điểm check in cực lý tưởng và thu hút giới trẻ. Du khách có thể tham khảo một số tọa độ sống ảo cực HOT tại đây như: cổng vào, dưới mái hiên, bậc thềm, ao sen hay trong các ngôi nhà cổ.
Tuy nhiên, với background cổ kính như ở Việt Phủ thì chụp ảnh áo dài, những bộ cổ trang hay áo bà ba cực kỳ phục hợp. Chỉ cần một bộ áo dài truyền thống, trên tay là bông sen hay chiếc quạt là bạn đã có cả gia tài “sống ảo” đồ sộ.
Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay clip ở Việt Phủ Thành Chương Sóc Sơn chỉ cho phép ở một số khu vực nhất định. Trong trường hợp bạn chụp ảnh với mục đích thương mại mà chưa có sự cho phép của ban quản lý phủ sẽ bị coi là vi phạm bản quyền.
Tổng thể không gian mang một nét đẹp cổ kính, phảng phất màu rêu phong của thời gian. Từng bức tượng, từng hoa văn chạm trổ đều được chăm chút tỉ mỉ khiến chỗ nào nơi đây cũng là góc lý tưởng để chụp hình lưu niệm. Mình thấy đây là một trong những điểm chụp áo dài đẹp nhất mà mình biết. Dưới ánh nắng lung linh xuyên qua những tán cây cổ thụ, bên những chiếc bàn ghế gỗ trạm khắc công phu, bên những bức tường đá, tường gạch cổ, bên những mái hiên nhìn ra hồ cá,... các cô, các chị trở nên thướt tha, trong tà áo dài truyền thống, nổi bật những nét thêu tay tinh tế. Vậy nên bạn cũng đừng quên mang cho mình những bộ áo dài để có được những bức ảnh đẹp xuất sắc nhé. Tuy nhiên các bạn cần lưu tâm một chút là chúng mình chỉ nên chụp ảnh và quay phim ở một số khu vực nhất định, và những khu vực được sự cho phép của ban quản lý.
Khi đã thấm mệt, các bạn có thể ngồi nghỉ ở những chiếc bàn gỗ lim thưởng thức tách trà nóng hổi hoặc ngả lưng trên những chiếc chõng tre bên hồ cá. Ngắm nhìn không gian mộc mạc tĩnh lặng trước mắt khiến ta như chợt quên đi mọi bộn bề cuộc sống thường ngày.