Tìm thấy hài cốt thời Trung Cổ gắn bàn tay giả bằng sắt

Thứ Bảy, Ngày 11 Tháng 11, 2023, 0:0Đăng bởi: Admin


 

Các nhà khoa học khai quật hài cốt một người đàn ông sống vào khoảng thế kỷ 15 và đeo bàn tay giả có 4 ngón không thể cử động.

Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavaria thông báo, phát hiện một bộ hài cốt thời Trung Cổ gắn bàn tay giả bằng sắt trong quá trình khai quật gần Nhà thờ St George ở Freising, bang Bavaria, Đức, Ancient Origins hôm 29/10 đưa tin. Phát hiện mới cung cấp bằng chứng rõ ràng về công nghệ chân tay giả và công nghệ y tế thời xưa.

 Bản scan bàn tay giả có bốn ngón tay kim loại.
Bản scan bàn tay giả có bốn ngón tay kim loại. (Ảnh: Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavaria).

 

Kết quả của quá trình định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy, người đàn ông này đang ở độ tuổi 30 - 50, sống vào khoảng năm 1450 - 1620. Trong thời kỳ này ở châu Âu, công nghệ tay chân giả phát triển bùng nổ, một phần do nhu cầu trợ giúp những người lính bị thương trở về sau các cuộc xung đột.

Tiến sĩ Walter Irlinger tại Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavaria nhận xét, bộ phận giả mới phát hiện thực sự đáng chú ý. "Bàn tay giả rỗng ở bên trái có 4 ngón. Ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út được chế tạo riêng lẻ từ tấm kim loại và không thể cử động. Các ngón tay giả nằm song song với nhau và hơi cong", Irlinger cho biết. Ngoài ra, bộ phận giả này còn được cố định bằng dây đai.

Bên trong bộ phận giả bằng sắt, các nhà nghiên cứu phát hiện loại vải giống như gạc y tế, có thể dùng làm đệm lót cho phần tay bị cụt. Xương ngón cái nằm ở mặt trong của tay giả, cho thấy bệnh nhân vẫn giữ được ngón này sau khi bị cắt tay.

 

Phát hiện mới rất đặc biệt nhưng không phải là duy nhất. Đến nay, giới chuyên gia đã tìm thấy khoảng 50 bộ phận giả từ cuối thời Trung Cổ và đầu thời hiện đại ở Trung Âu, từ phiên bản thô sơ, không chuyển động, đến phiên bản phức tạp có các thành phần cơ khí.

Một trong những phát hiện đáng chú ý xảy ra vào năm 2018, khi các nhà khảo cổ khai quật hài cốt chiến binh Trung Cổ với cánh tay cụt đã lành qua thời gian tại nghĩa địa Longobard, Verona. Gần đó, họ tìm thấy một chiếc khóa của dây đai và một con dao, cho thấy chiến binh này có thể từng dùng dao làm bộ phận giả thay thế cho bàn tay.

Phát hiện ở Freising cung cấp thông tin giá trị về việc sử dụng và phát triển tay chân giả trong thế kỷ 15. Sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay sắt ở Freising thể hiện những tiến bộ y tế và khả năng thích ứng của thời kỳ đó.




Văn hóa Việt

Phát hiện gần 200 di vật khảo cổ tại Bắc Kạn

Phát hiện gần 200 di vật khảo cổ tại Bắc Kạn

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, dấu tích của người tiền sử được tìm thấy ở hầu khắp các hang.
Tìm hiểu về xóm đạo Hồi ở Sài Gòn

Tìm hiểu về xóm đạo Hồi ở Sài Gòn

Hơn nửa thế kỷ sống ở Sài Gòn nhưng cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi trong hẻm 157, đường Dương Bá Trạc, quận 8 vẫn giữ phong tục, tập quán sinh hoạt riêng
Làng nghề dệt lanh truyền thống người Mông hút khách Tây

Làng nghề dệt lanh truyền thống người Mông hút khách Tây

Hà Giang- Quy trình dệt lanh 41 bước của người Mông tại Lùng Tám hút hàng trăm lượt khách nước ngoài mỗi ngày đến trải nghiệm.

Văn hóa thế giới

Chân dung trinh nữ băng bị hiến tế trên đỉnh Andes

Chân dung trinh nữ băng bị hiến tế trên đỉnh Andes

Gương mặt xác ướp tự nhiên của Trinh nữ băng Ampato, một nạn nhân của tập tục hiến tế, được phục dựng hết sức chi tiết.
Phục dựng gương mặt pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại

Phục dựng gương mặt pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại

Một nhóm nhà nghiên cứu dựng lại gương mặt của pharaoh Ramesses II cách đây 3.200 năm, sử dụng dữ liệu chụp cắt lớp hộp sọ.
Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?

Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?

Bí ẩn này đã khiến các nhà khảo cổ và những người yêu thích lịch sử bối rối trong nhiều thập kỷ.

Di sản văn hóa

Lưu vực Uvs Nuur - Di sản thiên nhiên thế giới tại Mông Cổ

Lưu vực Uvs Nuur - Di sản thiên nhiên thế giới tại Mông Cổ

Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lưu vực Uvs Nuur của Mông Cổ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
Khám phá Appian - 'siêu xa lộ' từ thời đế chế La Mã

Khám phá Appian - 'siêu xa lộ' từ thời đế chế La Mã

Appian thường được gọi là nữ hoàng của những con đường dài bởi sự hùng vĩ, tầm quan trọng trong lịch sử và thể hiện được kỹ thuật cơ sở hạ tầng ấn tượng của người La Mã cổ đại.
Có gì trong lăng mộ bị trộm 7 lần của Tào Tháo

Có gì trong lăng mộ bị trộm 7 lần của Tào Tháo

Dân gian thường gọi Tào Tháo là tổ nghề giới trộm mộ. Khi chết, ông cũng không tránh khỏi việc bị người khác đào mộ để cướp đi những thứ quý giá.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Du lịch Đà Lạt Bạn trẻ ngày nay đi đâu ăn gì

Du lịch Đà Lạt Bạn trẻ ngày nay đi đâu ăn gì

Đà Lạt - Thành phố du lịch Top đầu cả nước, không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu và cảnh sắc tuyệt vời, Đà Lạt còn có vô vàn sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm vui chơi lý thú.
Lưu vực Uvs Nuur - Di sản thiên nhiên thế giới tại Mông Cổ

Lưu vực Uvs Nuur - Di sản thiên nhiên thế giới tại Mông Cổ

Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lưu vực Uvs Nuur của Mông Cổ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp mùa đông Mông Cổ

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp mùa đông Mông Cổ

Nổi tiếng với những thảo nguyên bao la, sa mạc ngút ngàn, dãy núi hùng vĩ và những con người lớn lên trên lưng ngựa, đất nước Mông Cổ xa xôi vẫn luôn là một điểm đến thu hút với nhiều người.
Bộ ảnh các nhân vật hoàng tộc khắp thế giới 100 năm về trước

Bộ ảnh các nhân vật hoàng tộc khắp thế giới 100 năm về trước

100 năm trước, diện mạo của người hoàng tộc từ các đất nước trên thế giới cũng có sự khác biệt và đa dạng rõ rệt.
Bên trong Tháp nước Hàng Đậu 129 năm tuổi sắp được mở cửa đón khách ở Hà Nội

Bên trong Tháp nước Hàng Đậu 129 năm tuổi sắp được mở cửa đón khách ở Hà Nội

Bên trong công trình cổ 129 năm tuổi của Hà Nội - tháp nước Hàng Đậu sắp được mở cửa.
Tại sao núi Washington là nơi thời tiết tồi tệ nhất thế giới?

Tại sao núi Washington là nơi thời tiết tồi tệ nhất thế giới?

Núi Washington ở New Hampshire được mệnh danh là nơi có thời tiết tệ nhất thế giới với gió mạnh, nhiều mưa và nhiệt độ lạnh giá.