Tìm hiểu điêu khắc đình làng ở Việt Nam

Thứ Bảy, Ngày 4 Tháng 3, 2023, 20:11Đăng bởi: Admin


 

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.  

 

 

Đình An Hải

Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.

Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi.

Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.

 

 

Đình Hải Châu

Ở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như­ các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế: "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí trên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.  

Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ...  

 

Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.




Văn hóa Việt

Tò he và vẻ đẹp vang bóng một thời

Tò he và vẻ đẹp vang bóng một thời

Bạn có biết, món đồ chơi Tò He sắc màu mà bạn biết ngày nay thực chất là một sự nhầm lẫn? Tò He thực chất là món đồ chơi bằng đất nung, có thể thổi được mà bạn hay bắt gặp thấy ở phố cổ Hội An. Còn những món đồ chơi Tò He hình thù đa dạng nhiều màu sắc có tên gốc là những con giống bột, xuất thân từ Hà Nội xưa. Vào thập niên 90s, một nhà báo hỏi nghệ nhân con giống bột nhưng nhầm lẫn qua tò he và dần dần con giống bột bị gán mác thành một loại tò he...
Làng nghề đan Đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Làng nghề đan Đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Cách Hà Nội chỉ 60km cùng với một bức tranh thôn quê bình dị, một làng nghề đan Đó, đan rọ lâu đời chính là nơi mà du khách có thể tìm về để trải nghiệm những nét độc đáo, truyền thống nơi đây. Đó chính là làng nghề Thủ Sỹ ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, một ngôi làng bình yên, mộc mạc.
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Bạn có biết năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ? Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp nhận lịch Can - Chi, người Việt đã có sự biến đổi cho phù hợp với địa lý và văn hóa của mình.

Văn hóa thế giới

Vị thần bí ẩn chúa tể của vũ trụ tại thị trấn La Mã cổ đại Palmyra là ai?

Vị thần bí ẩn chúa tể của vũ trụ tại thị trấn La Mã cổ đại Palmyra là ai?

Danh tính của một vị thần vô danh được mô tả trong các dòng chữ ở thành phố cổ Palmyra, nằm ở Syria ngày nay, từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối.
Tim hiều nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Tim hiều nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.
Những câu chuyện về chú mèo Maneki-neko may mắn của Nhật Bản

Những câu chuyện về chú mèo Maneki-neko may mắn của Nhật Bản

Ngày nay, maneki-neko đã có mặt ở khắp nơi trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng biểu tượng may mắn này của đất nước Nhật Bản có từ thế kỷ 17 và phía sau đó là một câu chuyện cực kỳ thú vị. Maneki-neko: Tượng mèo may mắn nổi tiếng của Nhật Bản và câu chuyện ít người biết về nguồn gốc ra đời

Di sản văn hóa

Địa đạo Củ Chi - khám phá mê cung dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam

Địa đạo Củ Chi - khám phá mê cung dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng tây bắc. Từ lâu địa điểm này được cả thế giới biết đến với cái tên Thành Đồng Đất Thép.
Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch?

Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch?

Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch? Dân gian Việt Nam từ xưa vẫn dùng câu tháng tư ngày tám để chỉ ngày Đức Phật Thích ca ra đời, vậy tại sao đại lễ Phật đản lại được tổ chức vào ngày 15/4 (âm lịch)?
Kattenstoet - Lễ hội mèo lâu đời nhất ở Bỉ

Kattenstoet - Lễ hội mèo lâu đời nhất ở Bỉ

Lễ hội Kattenstoet (nghĩa là lễ hội của mèo) là một sự kiện hàng năm tại Ypres, Bỉ, mà người dân của thành phố đưa ra mèo để tung xuống từ đỉnh tòa nhà.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Khám phá giá vé máy bay đi Đà Lạt - “con cưng” của mẹ thiên nhiên và cùng vi vu vùng đất thơ mộng qua bài viết này nhé.
Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mỗi năm chỉ có một mùa, từ giữa tháng 2 đến tháng 4, rừng Đa Mân bắt đầu cây thay lá, lá đỏ tiếp vòng đời lá xanh, nào đỏ cam, đỏ thẫm, đỏ như màu mận chín. Cả khu rừng khoác lên màu áo mới, mát mẻ và trong lành.
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải chính là hòn đá khổng lồ - cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở Biển Đông. Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam. Đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam Biển Đông.
Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ bộ ảnh chụp lại những cây hoa gạo nở rực rỡ khiến ai nhìn cũng mê mẩn phong cảnh làng quê. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, hồn quê lắng đọng với những gam màu quen thuộc như sắc đỏ của hoa gạo, cánh đồng xanh bát ngát hay dòng kênh in bóng trời mây.
Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà luôn là sự lựa chọn ưu tiên mỗi khi đến Đà Nẵng. Ngoài chùa Linh Ứng, trạm rada, đỉnh bàn cờ hay cây đa ngàn năm, thì Mũi Nghê chính là “báu vật” của nơi đây. Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. Hãy cùng diemhendulich.net check in tọa độ cực xịn, cực chất qua bài viết này nhé!
Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Nếu cá mua về không kịp xử lý thì sẽ bị ươn, mùi tanh của cá sẽ gây cảm giác khó chịu khiến món ăn sẽ mất ngon. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cá tươi lâu đến 3 ngày mà không cần tủ lạnh.