Sự tích ông Công ông Táo

Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 1, 2024, 20:0Đăng bởi: Admin


Sự tích ông Táo về Trời hay còn gọi sự tích Táo quân là câu chuyện cảm động về tình nghĩ vợ chồng, qua đó giải thích tục lệ cổ truyền của người Việt cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp hằng năm. Vậy tục lệ cúng Táo quân hằng năm có ý nghĩa gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

1. Sự tích ông Công ông Táo

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

2. Ý nghĩa của tục lệ cúng Táo quân

Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo.
Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo.

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ "phù hộ" cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

3. Lễ vật cũng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo công gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. (Ví dụ: Năm hành kim thì dùng màu vàng. Năm hành mộc thì dùng màu trắng. Năm hành thủy thì dùng màu xanh. Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ. Năm hành thổ thì dùng màu đen).

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

4. Phong tục cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp

Theo truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người".

Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày nào?

Năm nay, ngày ông Công ông Táo 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 2/2/2024. Vì rơi vào ngày cuối tuần, do đó việc chuẩn bị của các gia đình sẽ dễ dàng, đầy đủ và chu đáo hơn. Nếu bận vào thời điểm đó, có thể tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng ông Công ông Táo khác nhau.

Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23.




Văn hóa Việt

Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Ca dao và Tục ngữ Việt Nam - Sự giao thoa giữa biểu trưng nghệ thuật và hồn dân tộc

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, ca dao và tục ngữ là những viên ngọc quý, lấp lánh trí tuệ và tình cảm của cha ông bao đời. Bằng những câu nói ngắn gọn, hình ảnh giàu chất thơ, chúng không chỉ truyền tải kinh nghiệm sống mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và bản sắc dân tộc. Và khi những giá trị ấy được thể hiện qua hình thức thị giác như một tấm poster sáng tạo, chúng lại mang một sức sống mới mẻ, gần gũi với thế hệ trẻ. Poster “Ca dao & Tục ngữ Việt Nam” của Vy chính là một minh chứng đẹp cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Rồng khổng lồ - linh vật Giáp Thìn của công viên Huế

Rồng khổng lồ - linh vật Giáp Thìn của công viên Huế

Nằm ở xã Thủy Bằng, TP Huế, công viên vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên do Công ty Du lịch cố đô Huế xây dựng từ năm 2001 với kinh phí 70 tỷ đồng. Công viên rộng 49 hecta, có nhiều hạng mục như: Nhà thủy cung, sân khấu nhạc nước, khu trò chơi nước, đường dạo quanh hồ. Nhà thủy cung hình rồng cao 20 m, dài 50 m uốn lượn giữa mặt hồ là nổi bật nhất, từng lên báo Huffington Post của Mỹ.
Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?

Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?

Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.

Văn hóa thế giới

Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, vô cùng đau đớn.
Vua hủi Jerusalem - vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử

Vua hủi Jerusalem - vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử

Mặc dù bị mù, liệt cả tay chân nhưng Vua Hủi Baldwin IV, vị vua của Vương quốc Jerusalem vẫn kiên cường xuất hiện nơi chiến trường
Những sự kiện lịch sử khiến ai nghe thấy cũng phải choáng váng

Những sự kiện lịch sử khiến ai nghe thấy cũng phải choáng váng

Lịch sử là một lĩnh vực với lượng kiến thức khổng lồ. Không ai dám khẳng định mình hiểu hoàn toàn lịch sử, đặc biệt là những chi tiết nhỏ.

Di sản văn hóa

Phát Hiện Chấn Động: Trang Sức Vỏ Sò Cổ Xưa

Phát Hiện Chấn Động: Trang Sức Vỏ Sò Cổ Xưa

13 vỏ sò biển cổ đại được phát hiện hé lộ bí ẩn tổ tiên thời đồ đá. Họ đã biết làm đẹp, tạo mặt dây chuyền cách đây tới 30.000 năm.
Phát hiện thanh kiếm khổng lồ 2,3 mét trong mộ cổ Nhật Bản

Phát hiện thanh kiếm khổng lồ 2,3 mét trong mộ cổ Nhật Bản

Một thanh kiếm dài hơn cả chiều cao người trưởng thành vừa được khai quật từ gò mộ 1.500 năm tuổi ở Nhật Bản, khiến giới khảo cổ sửng sốt.
Thành cổ Erbil: Tòa thành cổ xưa nhất thế giới

Thành cổ Erbil: Tòa thành cổ xưa nhất thế giới

Được vinh danh Di sản Thế giới năm 2014, Erbil là một trong những khu định cư lâu đời với lịch sử hơn 6000 năm, là minh chứng cho sự sống mãnh liệt của con người.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

3 tài xế ở Nghệ An bị phạt 145 triệu đồng

3 tài xế ở Nghệ An bị phạt 145 triệu đồng

UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An ký ngày 11/6, tài xế P.V.S bị phạt 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe ô tô 23 tháng vì điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 29C-268.xx khi nồng độ cồn trong hơi thở là 0,896 miligam/lít khí thở, vượt quá quy định 0,4 miligam/lít khí thở.
Người phụ nữ cấp cứu khi ăn hơn 100 quả vải, bác sĩ cảnh báo

Người phụ nữ cấp cứu khi ăn hơn 100 quả vải, bác sĩ cảnh báo

Sau khi ăn hơn 100 quả vải, người phụ nữ bủn rủn tay chân, toát mồ hôi lạnh, chảy máu mũi nên được đưa đi cấp cứu. 
Mẹo Săn Phòng Khách Sạn Sang Chảnh Giá Rẻ

Mẹo Săn Phòng Khách Sạn Sang Chảnh Giá Rẻ

Mẹo Săn Phòng Khách Sạn Sang Chảnh Giá Rẻ giúp bạn tận hưởng kỳ nghỉ 'xịn'. Khám phá bí quyết săn combo, canh giờ vàng để ở chốn 'vip' không lo 'cháy túi'
Những dấu hiệu cảnh báo hôn nhân có nguy cơ tan vỡ

Những dấu hiệu cảnh báo hôn nhân có nguy cơ tan vỡ

Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo. Mâu thuẫn hay khoảng cách có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng điều quan trọng là cả hai phải cùng nhau vượt qua.
Hôn Nhân Rạn Nứt Vì Áp Lực Tài Chính?

Hôn Nhân Rạn Nứt Vì Áp Lực Tài Chính?

Hôn nhân rạn nứt vì áp lực tài chính? Khám phá cách những lo toan tiền bạc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Tìm hiểu các dấu hiệu và giải pháp để vượt qua khó khăn tài chính, giữ lửa hôn nhân.
Cha Mẹ Đã Sẵn Sàng Giáo Dục Giới Tính Cho Con?

Cha Mẹ Đã Sẵn Sàng Giáo Dục Giới Tính Cho Con?

Cha mẹ đã sẵn sàng giáo dục giới tính cho con? Khám phá những điều cần chuẩn bị để giúp con có kiến thức đúng đắn và an toàn về giới tính ngay tại gia đình. Bài viết sẽ chia sẻ các cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả.