Sự thật về thanh kiếm bằng tiền xu của người Trung Quốc cổ đại

Thứ Ba, Ngày 27 Tháng 12, 2022, 19:47Đăng bởi: Admin


 

Kiếm tiền xu ra đời từ hàng nghìn năm trước, dùng để trừ tà và trong các nghi thức Đạo giáo, thay vì để chiến đấu.

Kiếm tiền xu đầu tiên được chế tác vào khoảng thế kỷ 24 và 26 trước Công nguyên, dưới thời Hiên Viên Hoàng đế. Vào khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên, chúng gắn liền với quan niệm có thể xua đuổi tà ma. Loại kiếm này phổ biến hơn sau hơn một thiên niên kỷ, dưới thời Lưu Tống, thường dùng trong các nghi thức tôn giáo.

Thanh kiếm làm từ những đồng xu Trung Quốc vào thế kỷ 19.
Thanh kiếm làm từ những đồng xu Trung Quốc vào thế kỷ 19. (Ảnh: Bảo tàng Anh).

 

Kiếm tiền xu được làm từ những đồng xu xâu qua que sắt, tạo thành phần đế chắc chắn. Nếu đồng xu quá lớn, người chế tác có thể dùng hai que sắt. Sau đó, tiền xu được cố định bằng sợi dây buộc chắc chắn. Mỗi chi tiết của thanh kiếm đều quan trọng, bao gồm màu sắc. Trong phần lớn trường hợp, dây buộc tiền xu thường có màu đỏ hoặc vàng. Đó là màu sắc tượng trưng cho hoàng tộc.

Tiền xu cũng không được lấy ngẫu nhiên mà theo số lượng nhất định để dễ dàng mô phỏng. Một thanh kiếm tiền xu thông thường sẽ có độ dài tương đương 18 đồng xu ở lưỡi kiếm, 10 đồng ở cán kiếm, 6 đồng ở chuôi kiếm và 2 đồng ở cuối chuôi. Thanh kiếm cần độ dày bằng 3 đồng xu ở mọi khu vực để đảm bảo độ chắc chắn. Điều đó có nghĩa cần ít nhất 108 đồng xu bằng hợp kim đồng để chế tạo thanh kiếm.

Trung bình, mỗi thanh kiếm dài khoảng 0,6 m và nặng 0,45 - 0,9kg. Tuy nhiên, trọng lượng có thể lớn hơn tùy theo loại tiền xu sử dụng và kích thước thanh kiếm. Kiếm càng lớn càng nặng và ngược lại. Ngoài ra, người Trung Quốc cổ đại cho rằng thanh kiếm chỉ hiệu nghiệm nếu làm từ tiền xu đúc vào cùng một kỳ trị vì của hoàng đế. Việc trộn lẫn tiền xu từ nhiều triều đại khác nhau bị xem là điềm xui và có thể tạo ra thanh kiếm lỗi. Hiện nay, một số thanh kiếm tiền xu đang được lưu giữ ở các bảo tàng trên khắp thế giới như bảo tàng Anh hoặc bảo tàng ở Munich, Đức.




Văn hóa Việt Trung Quốc

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Bạn có biết năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ? Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp nhận lịch Can - Chi, người Việt đã có sự biến đổi cho phù hợp với địa lý và văn hóa của mình.

Văn hóa thế giới Trung Quốc

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?

Sự khác biệt này được lý giải do trong quá trình tiếp nhận lịch Can - Chi, người Việt đã có sự biến đổi cho phù hợp với địa lý và văn hóa của mình.
Những cầu kính khiến du khách 'tim đập chân run' ở Trung Quốc

Những cầu kính khiến du khách 'tim đập chân run' ở Trung Quốc

Bước trên nền kính trong suốt, cảm giác nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm luôn kích thích du khách tìm đến những cầu kính cheo leo.

Di sản văn hóa Trung Quốc

Không phải Tử Cấm Thành mà đây mới là hoàng cung lớn nhất Trung Quốc

Không phải Tử Cấm Thành mà đây mới là hoàng cung lớn nhất Trung Quốc

Hoàng cung này là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất thế giới, gấp 4,5 lần diện tích của Tử Cấm Thành, tức Cố cung ngày nay, gấp 13 lần diện tích Cung điện Louvre của Hoàng gia Pháp.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Khám phá giá vé máy bay đi Đà Lạt - “con cưng” của mẹ thiên nhiên và cùng vi vu vùng đất thơ mộng qua bài viết này nhé.
Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mỗi năm chỉ có một mùa, từ giữa tháng 2 đến tháng 4, rừng Đa Mân bắt đầu cây thay lá, lá đỏ tiếp vòng đời lá xanh, nào đỏ cam, đỏ thẫm, đỏ như màu mận chín. Cả khu rừng khoác lên màu áo mới, mát mẻ và trong lành.
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải chính là hòn đá khổng lồ - cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở Biển Đông. Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam. Đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam Biển Đông.
Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ bộ ảnh chụp lại những cây hoa gạo nở rực rỡ khiến ai nhìn cũng mê mẩn phong cảnh làng quê. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, hồn quê lắng đọng với những gam màu quen thuộc như sắc đỏ của hoa gạo, cánh đồng xanh bát ngát hay dòng kênh in bóng trời mây.
Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà luôn là sự lựa chọn ưu tiên mỗi khi đến Đà Nẵng. Ngoài chùa Linh Ứng, trạm rada, đỉnh bàn cờ hay cây đa ngàn năm, thì Mũi Nghê chính là “báu vật” của nơi đây. Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. Hãy cùng diemhendulich.net check in tọa độ cực xịn, cực chất qua bài viết này nhé!
Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Nếu cá mua về không kịp xử lý thì sẽ bị ươn, mùi tanh của cá sẽ gây cảm giác khó chịu khiến món ăn sẽ mất ngon. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cá tươi lâu đến 3 ngày mà không cần tủ lạnh.