Chúng ta luôn cường điệu rằng phải uống nhiều nước mới có lợi cho sức khoẻ, nhưng phàm là cái gì quá đều không tốt. Nước cũng không nên uống quá nhiều.
1. Hạ Natri máu
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến nghị mọi người không uống quá 1,4 lít nước trong một giờ, tức là dưới 6 cốc nước, để tránh hạ natri máu. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế, có thể nguy hiểm tính mạng.
Một người đàn ông đang uống nước. (Ảnh: Pexel).
Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu giảm xuống mức thấp bất thường, từ mức 135-145 mEq/l xuống dưới 135 mEq/l. Natri vốn rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng nước của cơ thể, kiểm soát huyết áp, dây thần kinh và cơ bắp. Khi mất cân bằng chất điện giải này, lượng nước dư thừa khiến tế bào thần kinh sưng lên.
Hiện tượng này nguy hiểm nếu xảy ra trong não. Vì có hộp sọ bao bọc, não bộ không thể phình to hay sưng lên tự nhiên. Kết quả, người bệnh có thể hôn mê, sau đó tử vong. Triệu chứng ít nghiêm trọng hơn là nôn ói, nhức đầu, lú lẫn, mệt mỏi, huyết áp thấp, yếu cơ và co giật.
Các nguyên nhân khác dẫn đến hạ natri máu là suy thận, suy tim và một số loại thuốc.
2. Ảnh hưởng đến độ axit của dịch dạ dày
Nếu uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm loãng dịch dạ dày, khiến cho độ axit trong dịch bị giảm (tăng giá trị pH). Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước sẽ khiến hiệu quả diệt khuẩn của dịch dạ dày giảm, khả năng tiêu hoá thức ăn cũng kém đi.
3. Tăng áp lực lên hệ thống tim mạch
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu của cơ thể, điều này sẽ làm tăng tải trọng lên tim và mạch máu. Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì sẽ tăng nguy cơ bị suy tim. Do vậy, những người mắc bệnh về tim mạch uống quá nhiều nước sẽ rất nguy hiểm.
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu của cơ thể, làm tăng tải trọng cho tim mạch.
4. Tăng gánh nặng cho thận
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên dẫn đến áp lực lên ống thận tăng. Lượng nước hấp thụ tăng lên thì sẽ đi tiểu nhiều, từ đó tăng gánh nặng cho thận.
5. Ngộ độc nước cũng có thể xảy ra
Trong một thời gian ngắn uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến giảm khả năng thẩm thấu huyết tương và tăng thể tích máu lưu thông, khiến một lượng nước bị giữ lại trong cơ thể và gây nên tình trạng ngộ độc nước.
Về lâm sàng, ngộ độc nước có thể chia làm mãn tính và cấp tính. Biểu hiện của bệnh mãn tính là cân nặng tăng, da nhợt nhạt và ẩm, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc tiêu hoá không tốt, cũng có các triệu chứng về thần kinh như nhức đầu, mê sảng. Ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dừng hoặc giảm lượng nước đưa vào cơ thể là có thể dừng các tình trạng trên.
Uống nhiều nước cũng có thể bị ngộ độc.
Ngộ độc nước cấp tính do phát bệnh đột ngột, dịch nội và ngoại bào tăng, gây nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương. Bởi vì các tế bào não bị phù trướng sẽ phá huỷ sự ổn định của màng tế bào, người bệnh sẽ bởi vì các tế bào bị phù nề mô não mà sẽ có triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, có cảm giác ghê nơi cổ họng, mất trí nhớ hoặc trí nhớ kém.
Trường hợp nặng hơn có thể gây đần độn, ảnh hưởng đến nhận thức, hoảng hốt, hôn mê, hoặc có thể dẫn đến động kinh. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên hệ thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Những người nào không nên uống quá nhiều nước?
1. Những người mắc một số bệnh đặc biệt không nên uống quá nhiều nước
Bệnh nhân bị suy tim, trướng gan, tăng nhãn áp nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, không chỉ phải kiểm soát tốt lượng nước mà còn phải uống nhiều lần với một lượng nhất định. Một lần uống tốt nhất khoảng 200-300ml nước, không thể uống quá nhiều một lần để tránh bệnh nặng hơn.
Người thận yếu: Các bác sĩ thường gợi ý người khỏe mạnh nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, với những người thận yếu, điều này chưa chắc đã thích hợp. Uống nhiều nước làm tăng lưu lượng máu, tốc độ lọc tăng lên dẫn đến gia tăng gánh nặng cho thận và làm tình hình xấu đi. Người suy thận cần phải cung cấp nước vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia. Khi uống nước cần chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày thay vì uống quá nhiều cùng lúc hoặc quá ít.
Người có đường huyết cao: Uống nước nhiều không giúp làm hạ thấp chỉ số đường huyết. Ngược lại, thói quen này còn tạo thêm gánh nặng cho cơ thể và gây ra tình trạng phù nề. Ngoài ra không nên uống nhiều nước khi uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ. Tác dụng của thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là hình thành lớp bảo vệ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn ngừa axit ăn mòn thành dạ dày. Việc uống quá nhiều nước sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, uống nhiều nước trước và sau bữa ăn gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức ăn. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến đi tiểu nhiều hơn, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Người ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động: Hiện nay, dân văn phòng có thói quen thiếu lành mạnh là ngồi một chỗ và không tập luyện thể thao. Điều này dẫn tới nguy cơ sưng phù chân, giãn tĩnh mạch chân. Nếu ngồi nhiều và uống nhiều nước sẽ khiến máu lưu thông chậm, gây ra tình trạng chi dưới bị sưng, đau. Ngược lại, uống ít nước vừa không tốt, vừa tăng nguy cơ sỏi thận. Giải pháp lúc này là uống đủ lượng nước cần thiết, chịu khó đứng dậy đi lại và tăng cường tập luyện thể thao.
2. Không nên uống quá nhiều nước vào một số thời gian nhất định
Khi uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ đều không nên uống quá nhiều nước. Vai trò của thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là hình thành lớp bảo hộ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn ngừa việc axit ăn mòn thành dạ dày.
Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ.
Nhưng nếu uống quá nhiều nước khi dùng thuốc này thì sẽ làm loãng thuốc và giảm tác dụng. Uống quá nhiều nước trước và sau bữa ăn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức ăn. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ làm đầy bàng quang khiến các thụ thể trong bàng quang được kích thích để tạo ra xung động, khiến con người có cảm giác muốn đi tiểu, giảm chất lượng giấc ngủ.
3. Sau khi làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục mạnh
Khi cơ thể tiết ra một lượng lớn mồ hôi sẽ gây mất một lượng muối trong cơ thể. Tình trạng này nên tránh uống quá nhiều nước, khiến cơ thể trong một thời gian ngắn hấp thụ quá nhiều nước mà không bổ sung muối kịp thời sẽ khiến nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu giảm nhanh chóng, từ đó dẫn đến ngộ độc nước.
Điều gì quá cũng không tốt, vì vậy chúng ta phải cân nhắc uống một lượng nước vừa đủ để bổ sung sức khoẻ cho cơ thể và tránh gây nên hậu quả không mong muốn.