Nguyên nhân phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đều không khép chân sau khi bị chôn?

Thứ Sáu, Ngày 29 Tháng 3, 2024, 0:0Đăng bởi: Admin


 

Tục tuẫn táng là một trong những phong tục tàn khốc nhất thời xưa, bất kỳ người phụ nữ nào bị tuẫn táng cũng sẽ cực kỳ đáng thương.

Trung Quốc cổ đại có một phong tục gọi là tuẫn táng, đây là một trong những phong tục tàn khốc nhất thời xưa. Khi hoàng đế mất sẽ được chôn cùng nhiều người khác, một số người bị chôn sống nhưng cũng có một bộ phận bị giết hoặc tự sát trước khi chôn.

Tuẫn táng có thể hiểu là cúng tế người còn sống với người chết. Hủ tục tuẫn táng đã thịnh hành từ thời kỳ nô lệ. Tuy nhiên, tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ vẫn lạm dụng nó, không chỉ có nô tỳ mà thậm chí còn bắt cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình khi qua đời. Ngoài các phi tần hay Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cảnh chôn cất đáng sợ này. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời của Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh.

 

Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng Đế vương. Có những người được “ban chết” trước khi tuẫn táng cùng nhà vua, nhưng cũng có người chỉ bị chuốc thuốc mê rồi trói tay chân và sẽ qua đời dưới hầm mộ.

Theo lẽ tất nhiên, bất kỳ người phụ nữ nào bị tuẫn táng cũng sẽ cực kỳ đáng thương. Dù trước đây họ có địa vị cao quý đến nhường nào, có phải là phi tần được hoàng đế sủng ái hay không, thì vào giây phút đối mặt với cái chết, họ đều rất bi thảm. Bởi vì trong triều đại phong kiến, người phụ nữ không thể tự quyết định số phận của mình.

Từ triều đại nhà Hán đến nhà Nguyên, tục tuẫn táng rất ít khi diễn ra. Thời kỳ Tào Ngụy, trước khi chết, Tào Tháo có dặn thê thiếp không được tuẫn táng cùng mình, nếu họ muốn tái hôn thì cứ tái hôn. Những câu nói văn minh như thế rất ít gặp trong lịch sử.

Tuy nhiên, đến thời nhà Minh, tục tuẫn táng đã một lần nữa lên đến đỉnh điểm. Từ thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đến Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ đều phải áp dụng tục tuẫn táng đối với những người sống trong cung. Mãi đến khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn lên nắm quyền mới hạ chỉ hủy bỏ chế độ tuẫn táng trong hoàng tộc.

 

Vào thời đại của Tần Thủy Hoàng, tục tuẫn táng đã đạt đến mức nhẫn tâm tột đỉnh, số người bị chôn cùng ông trong lăng mộ đến hiện nay vẫn chưa thể đếm hết. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần.

Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại. Rốt cuộc những nàng phi tần này đã trải qua điều gì trước khi chết mà chân của họ lại không thể duỗi thẳng?

Cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí.
Cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí.

 

Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Dưỡng khí trong các hầm mộ rất thấp. Khi lính hoàn tất niêm phong cửa lăng mộ thì những người ở bên trong chỉ có duy nhất một con đường chết.

Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường. Nhưng bất luận thế nào, chắc chắn một điều là họ đã trải qua cảm giác sợ hãi đến tột cùng.

Bất kỳ ai là nạn nhân của hủ tục tuẫn táng đều có cái chết đau lòng. Với những người phụ nữ chân yếu tay mềm vốn chỉ quen trong cung cấm, thậm chí có người là thê thiếp được sống trong nhung lụa thì sự ra đi như vậy càng tàn khốc. Đây cũng là một hủ tục cho thấy số phận của người phụ nữ trong thời đại xưa không thể tự quyết định số phận của mình. Dù trước đấy họ có địa vị cao quý đến nhường nào, có phải là phi tần được hoàng đế sủng ái hay không, thì vào giây phút đối mặt với cái chết, họ đều rất bi thảm.




Văn hóa Việt

Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức là Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024 theo lịch dương
Ngược dòng về Tết Trung thu thuở ấu thơ

Ngược dòng về Tết Trung thu thuở ấu thơ

Thu đến, ký ức về mùa Trung thu năm nào lại hiện lên trong tâm trí, những tưởng đã bị trôi qua xa lắm, lâu lắm rồi...
Rộn ràng Hàng Mã đón Trung thu

Rộn ràng Hàng Mã đón Trung thu

Nhiều khi chẳng để ý thời gian gì đâu, nhưng cứ đi qua Hàng Mã, Hàng Rươi là biết lịch ngay. Nào là đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân rồi trống chiếc,… đỏ rực một góc phố Hà Nội. Thấy thôi mà lòng cũng nôn nao theo, chắc nhiều bạn cũng rục rịch chuẩn bị chụp choẹt rồi chứ gì

Văn hóa thế giới

Vì sao khi băng hà, Võ Tắc Thiên lại ngậm gỗ trong miệng?

Vì sao khi băng hà, Võ Tắc Thiên lại ngậm gỗ trong miệng?

Thay vì dùng ngọc như các vua chúa, thành viên hoàng tộc, Võ Tắc Thiên ngậm miếng gỗ trong miệng khi băng hà. Điều này khiến nhiều người tò mò nguyên nhân.
Đế quốc Babylon vì sao bị hủy diệt trong phút chốc?

Đế quốc Babylon vì sao bị hủy diệt trong phút chốc?

Dưới gầm trời rộng lớn, Babylon từng là một đế chế vĩ đại và hùng mạnh vào bậc nhất của văn minh cổ đại. Huy hoàng là thế, nhưng vì sao Babylon lại lụi tàn chỉ sau một đêm ngắn ngủi?
Lễ Thất Tịch có nguồn góc từ đâu? Những điều nên làm vào ngày Thất tịch

Lễ Thất Tịch có nguồn góc từ đâu? Những điều nên làm vào ngày Thất tịch

Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu rất chăm chỉ. Nhờ tính cách thiện lương, Ngưu Lang

Di sản văn hóa

Top 12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới

Top 12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới

Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.
Chó sói đông cứng 44.000 năm còn nguyên hàm răng

Chó sói đông cứng 44.000 năm còn nguyên hàm răng

Một nhóm nhà khoa học Nga khám nghiệm xác chó sói cổ đại bị chôn vùi 44.000 năm trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia.
Phát hiện ngôi mộ 1.800 năm tuổi khi mở rộng công viên ở Trung Quốc

Phát hiện ngôi mộ 1.800 năm tuổi khi mở rộng công viên ở Trung Quốc

Hai ngôi mộ được cho của một gia đình họ Huan với nhiều cổ vật giá trị được tìm thấy trong quá trình mở rộng một công viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.
Bí mật trên hòn đảo toàn người trường thọ ở Hy Lạp

Bí mật trên hòn đảo toàn người trường thọ ở Hy Lạp

Người dân ở đây có độ tuổi trung bình trên 90, đặc biệt không bệnh tật và ra đi theo cách tự nhiên thanh thản nhất khi cập kê trăm tuổi.
Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực

Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.
Tham quan những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới

Tham quan những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới

Rất nhiều lâu đài với kiến trúc độc đáo đã được xếp vào top những lâu đài đẹp nhất thế giới.
Những hình ảnh về trận đại hồng thủy ở miền Bắc năm 1971

Những hình ảnh về trận đại hồng thủy ở miền Bắc năm 1971

Những bức ảnh về trận Đại hồng thủy này đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng không ít người vẫn còn nhớ và nhắc lại nó mỗi khi bước vào mùa mưa lũ.
Top 10 hố thiên thạch lớn nhất Trái đất

Top 10 hố thiên thạch lớn nhất Trái đất

Trên Trái đất hiện có khoảng 176 hố thiên thạch được phát hiện. Trong số đó, có những hố lớn đến mức khó tin.