Làm gì để thu hút đông khách đến Làng VHDL các dân tộc Việt Nam?

Thứ Tư, Ngày 25 Tháng 11, 2015, 6:16Đăng bởi: Admin


 Nằm trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” 2015, ngày 20/11, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch. Hội nghị nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện sản phẩm du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

 

 
 
 
Những nét văn hóa đặc trưng đậm chất vùng miền như các ngày qua được đánh giá cao trong vấn đề thu hút khách du lịch
 
Hội nghị với sự tham dự của Phó Tổng cục trưởng TCDL  Ngô Hoài Chung; Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình; lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL một số tỉnh thành, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành…
 
Tại hội nghị, ông Lâm Văn Khang - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: Trong điều kiện vừa tiếp tục đầu tư xây dựng, vừa khai thác phục vụ hoạt động du lịch, BQL Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã từng bước xây dựng, hoàn thiện sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc giới thiệu không gian văn hoá dân tộc, tổ chức hoạt động của đồng bào các dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng có…
 
Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế và mục tiêu của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam thì vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt là việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp.
 
 
 
 
 
Nếu được hoạt động thường xuyên chắc chắn Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một điểm đến lý thú
 
 Cũng theo ông Lâm Văn Khang, sau thời gian tích cực thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã khai trương (19/9/2010) và bước vào vận hành, khai thác giai đoạn 1, đón khách du lịch đến tham quan. Hằng năm, BQL Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các địa phương trong cả nước luân phiên đón hàng nghìn lượt đồng bào các dân tộc về tham gia các hoạt động, thể hiện các nét sinh hoạt thường nhật, tái hiện các lễ hội dân gian và nghề thủ công truyền thống của dân tộc tại chính ngôi nhà của mình giữa lòng Thủ đô Hà Nội, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc.
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã có những ý kiến đóng góp đối với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong việc xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, thị trường khách nhất định.
 
Theo đó, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần chủ động xây dựng những sản phẩm du lịch cụ thể để du khách được trải nghiệm thì mới có thể thu hút được. “Sản phẩm du lịch là yếu tố sống còn, quyết định sự phát triển của Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam”, bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội khẳng định.
 
 Bên cạnh đó những vấn đề như: tiềm năng và triển vọng khai thác du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; thực trạng khai thác du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch; kế hoạch khai thác du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam các năm tiếp theo; khả năng đầu tư của các doanh nghiệp du lịch vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; xu thế của du lịch hiện đại…cũng được đề cập tại hội nghị.
 
Cùng với việc nêu bật những lợi thế, tiềm năng, các đại biểu, các công ty du lịch lữ hành cũng nêu ra những bất cập, tồn tại, hạn chế trong hoạt động, phát huy hiệu quả của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: sản phẩm chưa hoàn thiện, hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả, chưa hấp dẫn du khách, chưa trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Từ đó đề xuất những ý kiến để thúc đẩy hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền, thành lập trung tâm xúc tiến du lịch, tăng cường hợp tác giữa Ban Quản lý Làng với các doanh nghiệp, công ty lữ hành để xây dựng những tour du lịch…
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng TCDL  Ngô Hoài Chung nhấn mạnh: Để phát huy được những thế mạnh sẵn có nhằm xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo, ấn tượng, hấp dẫn, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị làm tour, đơn vị cung ứng, cơ quan hữu quan và các địa phương; phục dựng các công trình văn hóa sẵn có để khai thác và tái đầu tư trở lại; thu hút thêm đầu tư bên ngoài thông qua hình thức kêu gọi liên kết thành lập các công ty cổ phần; tạo không gian văn hóa thật sự cho đồng bào dân tộc và du khách…để Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam thực sự trở thành một trung tâm văn hoá, thể thao và du lịch tầm cỡ quốc gia với mục đích tập trung gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em trên cả nước.
 
Lam Thanh
 




bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Khám phá giá vé máy bay đi Đà Lạt - “con cưng” của mẹ thiên nhiên và cùng vi vu vùng đất thơ mộng qua bài viết này nhé.
Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mỗi năm chỉ có một mùa, từ giữa tháng 2 đến tháng 4, rừng Đa Mân bắt đầu cây thay lá, lá đỏ tiếp vòng đời lá xanh, nào đỏ cam, đỏ thẫm, đỏ như màu mận chín. Cả khu rừng khoác lên màu áo mới, mát mẻ và trong lành.
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải chính là hòn đá khổng lồ - cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở Biển Đông. Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam. Đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam Biển Đông.
Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ bộ ảnh chụp lại những cây hoa gạo nở rực rỡ khiến ai nhìn cũng mê mẩn phong cảnh làng quê. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, hồn quê lắng đọng với những gam màu quen thuộc như sắc đỏ của hoa gạo, cánh đồng xanh bát ngát hay dòng kênh in bóng trời mây.
Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà luôn là sự lựa chọn ưu tiên mỗi khi đến Đà Nẵng. Ngoài chùa Linh Ứng, trạm rada, đỉnh bàn cờ hay cây đa ngàn năm, thì Mũi Nghê chính là “báu vật” của nơi đây. Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. Hãy cùng diemhendulich.net check in tọa độ cực xịn, cực chất qua bài viết này nhé!
Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Nếu cá mua về không kịp xử lý thì sẽ bị ươn, mùi tanh của cá sẽ gây cảm giác khó chịu khiến món ăn sẽ mất ngon. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cá tươi lâu đến 3 ngày mà không cần tủ lạnh.