Hoàng thành Huế - dấu ấn lịch sử cố đô

Chủ Nhật, Ngày 29 Tháng 1, 2023, 15:30Đăng bởi: huyentrang


Huế là nơi hội tụ các dấu ấn lịch sử ngàn đời của đất nước ta. Ở đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc lịch sử tuyệt vời của Việt Nam. Trong đó, Đại Nội Huế chính là một địa điểm không thể bỏ qua.

Một nét cổ xưa... 

Hoàng Thành Huế là địa điểm du lịch Huế vô cùng nổi tiếng. Nơi đây là một bộ phận trong quần thể di tích Kinh Thành Huế. Nơi đây trước kia không chỉ là nơi làm việc, ở của vua mà còn là địa điểm để thờ tổ tiên và các nhà vua triều Nguyễn.

Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Hoàng Thành Huế có chức năng bảo vệ, bao bọc các tẩm cung quan trọng nhất của triều đình, các điện miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn. Công trình này còn có ý nghĩa che chở cho Tử Cấm Thành – địa điểm dành riêng cho nhà vua và các bậc hoàng gia. Ngày nay, Hoàng Thành là một trong những điểm đến du lịch thu hút rất đông du khách nội địa và quốc tế. 

Đây chính là nơi sinh hoạt của vua chúa Nguyễn và triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Dưới triều Nguyễn, về mặt hành chính, hệ thống Hoàng Cung này là cái rốn, là trọng địa số một tại Kinh đô Huế. Đây là nơi tập trung cao nhất của bộ máy điều hành việc nước, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật.

Công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 54-VH/TTQĐ ngày 29/4/1997 của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Mùa nào trong năm cũng là phù hợp để tham quan Hoàng Thành Huế. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là vào tháng 4 hoặc tháng 6 năm chẵn. Trong khoảng thời gian này tại Huế cũng như Hoàng Thành diễn ra festival sôi động với nhiều hoat động nghệ thuật đặc sắc như: múa rối nước, ca Huế,... Hành trình đến mảnh đất Kinh Kỳ cũng vì thế mà trở nên thú vị hơn.

Hoàng thành Huế trong đêm hội Festival...

Ngược dòng thời gian quay về quá khứ...

Hoàng Thành Huế được bắt đầu xây dựng vào năm 1804. Các vòng thành bảo vệ Hoàng Cung do hai đại thần Lê Chất và Nguyễn Văn Chương phụ trách và giám sát trực tiếp. Các miếu thờ và cung điện quan trọng được trao quyền cho các đại thần Phan Văn Đức, Nguyễn Đức Xuyên, Lê Công Nga, Lê Văn Duyệt,... trông coi quá trình xây dựng.

Dưới thời đại các vua Nguyễn, Hoàng Thành Huế là hệ thống trọng địa số 1 về mặt hành chính. Nơi này tập trung các bộ máy điều hành việc nước cao nhất nên diện mạo các công trình luôn tráng lệ và bảo vệ nghiêm ngặt.  

Kiến trúc Hoàng Thành Huế  

Hoàng Thành Huế và các hệ thống cung điện phía trong được xây dựng trên trục đối xứng. Trong đó trục trung tâm là các công trình chỉ dành riêng cho vua. Những công kiến trúc ở 2 bên sẽ được bố trị chặt chẽ theo từng khu vực và tuân theo quy luật “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay ở phần bên trong miếu thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự bên trái trước, bên phải sau.

Hoàng Thành có mặt bằng khá vuông vắn, mỗi bề mặt rộng khoảng 600m. Nguyên liệu để xây là từ gạch 4cm, xung quanh đều thiết lập hào bảo vệ và gồm 4 cửa để ra vào: 

  • Phía nam (cửa chính): Ngọ Môn 
  • Phía Đông: Cửa Hiển Nhơn
  • Phía Tây: Cửa Chương Đức
  • Phía Bắc: Cửa Hòa Bình

Phía ngoài thành được bố trí các hào bao bọc thường được gọi là hồ Ngoại Kim. Công trình này rộng 16m, sâu 4m, nước cao 1m. Hai bên hào được kè bởi đá sơn thạch, trên kè có dựng lan can cao 0,88m.

Xen kẽ giữa thành và hào sẽ có khoảng đất rộng 13m được xem là nơi phòng thủ khi bị tấn công, đổ sập thì gạch đá sẽ rớt xuống dưới không hào bị lấp đầy. Nơi đây cũng được xây mười cây cầu bằng gạch và đá bắc qua hào để thông đường trong và ngoài thành.

Với cấu trúc kín kẽ cùng với sự canh gác cẩn thận của vệ binh chốt tại các cửa sẽ khiến cho kẻ địch từ ngoài khó xâm nhập hoặc tấn công thành. Mặc dù có nhiều công trình quy mô khác nhau được xây trong Hoàng Thành nhưng tất cả đều được bố trí giữa thiên nhiên cạnh các hồ nước lớn nhỏ, cầu đá, hòn đảo, vườn hoa và các loại cây lâu năm.

Tổng thể kiến trúc ở Hoàng Thành đều được xây theo kiểu nhà kép hai mái trên một nền. Tất cả đều được đặt trên nền cao, nền lát gạch Bát Tràng tráng men xanh, vàng. Hệ thống vỉa ốp đá Thanh, phần mái lợp loại ngói Thanh lưu ly (màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (màu vàng).

Các cột trụ đều được quét sơn thiếp. Nội thất bên trong các cung điện sẽ được trang trí theo phong cách một bài thơ kèm một bức tranh với các mảng chạm khắc theo đề tài tứ thời hoặc bát bửu trên nền gỗ.

Các di tích bên trong Hoàng Thành Huế  

Ngọ Môn Huế

Cổng Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành và cũng là kiến trúc cửa đẹp nhất của Hoàng Thành. Ngọ Môn hướng mặt về phía nam kinh thành và nhìn ra xa sông Hương dịu dàng. Công trình này gồm 5 cửa. Trong đó cửa ở giữa chỉ dành riêng cho vua đi. Hai cổng kế bên dành cho quan võ, quan văn. Hai cổng ngoài cùng là nơi cho binh lính, voi ngựa đi qua.

Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến biết bao dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo năm tháng và trở thành kiệt tác kiến trúc đỉnh cao.  

Phía trên các cửa là công trình lầu Ngũ Phụng được xây từ gỗ lim. Kiến trúc này được chia thành 2 tầng và 9 mái, trong đó 8 mái lợp màu xanh còn mái ở giữa được lợp màu vàng. Trước kia, lầu Ngũ Phụng là địa điểm tổ chức các ngày lễ lớn của triều đình Nguyễn.  

Điện Thái Hòa 

Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực của Hoàng Thành Huế. Nơi đây trước kia cùng với sân chầu diễn ra các buổi triều nghi quan trọng của triều đình: sinh nhật vua, lễ Đăng Quang hay những buổi đón tiếp sứ thần,...

Trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến, điện Thái Hòa được xem là trung tâm của cả nước. Ngôi điện được xây vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đến năm 1833, vua Minh Mạng đã quy hoạch di tích này nằm trong hệ thống kiến trúc cung đình của Đại Nội. Trong đó phải kể đến việc dời điện và trùng tu lại lộng lẫy và đồ sộ hơn.  

Tổng thể kiến trúc của Hoàng Thành Huế không những có giá trị về nghệ thuật trang trí, điêu khắc mà đây còn là hệ thống hoàng cung duy nhất còn lại ở Việt Nam. Ngày nay, Hoàng Thành đã trở thành một điểm đến không thể thiếu của nhiều du khách khi du lịch Huế.  

Du khách tìm về dấu ấn lịch sử cố đô

Bộ phim đình đám "Em và Trịnh" cũng lấy một phần bối cảnh tại đây

Mau lên đường tìm về chốn xưa thôi!

Nếu bạn muốn tham quan thêm những địa điểm nởi tiếng ở Huế bạn có thể tham khảo thêm mục những điểm đến thu hút nhất ở Huế 




Văn hóa Việt Huế

6 làng nghề truyền thống tại Huế nên ghé thăm khi tới đây

6 làng nghề truyền thống tại Huế nên ghé thăm khi tới đây

Đến với Huế, bạn muốn khám phá về truyền thống, văn hóa, con người và bản sắc nơi đây vậy thì bạn nhất định phải ghé thăm các làng nghề truyền thống của xứ Huế. Bài viết này chúng mình sẽ chia sẻ đến các bạn 6 làng nghề truyền thống ở Huế nhất định phải ghé qua.
Đài thiên văn cổ ở Huế là đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Đài thiên văn cổ ở Huế là đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Đài thiên văn cổ ở Huế là đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam. Quan Tượng Đài – đài thiên vᾰn cὐa triều Nguyễn – là một điểm tham quan thύ vị dành cho những người muốn khάm phά kiến trύc, lịch sử cὐa kinh thành Huế xưa.

Di sản văn hóa Huế

Cửu đỉnh Huế - Tiềm năng di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh Huế - Tiềm năng di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng Thành, Huế), sau lưng Hiển Lâm Các, làm lễ tạ, và từ đó, Cửu đỉnh còn nguyên ở vị trí này cho đến tận ngày nay.

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Giá vé máy bay đi Đà Lạt - thành phố ngàn hoa

Khám phá giá vé máy bay đi Đà Lạt - “con cưng” của mẹ thiên nhiên và cùng vi vu vùng đất thơ mộng qua bài viết này nhé.
Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mùa lá đỏ xứ Lâm Đồng D'ran

Mỗi năm chỉ có một mùa, từ giữa tháng 2 đến tháng 4, rừng Đa Mân bắt đầu cây thay lá, lá đỏ tiếp vòng đời lá xanh, nào đỏ cam, đỏ thẫm, đỏ như màu mận chín. Cả khu rừng khoác lên màu áo mới, mát mẻ và trong lành.
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hòn Hải chính là hòn đá khổng lồ - cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam ở Biển Đông. Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam. Đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam Biển Đông.
Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Đến thôn Đoan Nữ ngắm đóa mộc miên

Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ bộ ảnh chụp lại những cây hoa gạo nở rực rỡ khiến ai nhìn cũng mê mẩn phong cảnh làng quê. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia, hồn quê lắng đọng với những gam màu quen thuộc như sắc đỏ của hoa gạo, cánh đồng xanh bát ngát hay dòng kênh in bóng trời mây.
Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Mũi Nghê - viên ngọc xanh bí ẩn của Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà luôn là sự lựa chọn ưu tiên mỗi khi đến Đà Nẵng. Ngoài chùa Linh Ứng, trạm rada, đỉnh bàn cờ hay cây đa ngàn năm, thì Mũi Nghê chính là “báu vật” của nơi đây. Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá. Hãy cùng diemhendulich.net check in tọa độ cực xịn, cực chất qua bài viết này nhé!
Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Top 5 cách giữ cá tươi đến 3 ngày không cần tủ lạnh

Nếu cá mua về không kịp xử lý thì sẽ bị ươn, mùi tanh của cá sẽ gây cảm giác khó chịu khiến món ăn sẽ mất ngon. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cá tươi lâu đến 3 ngày mà không cần tủ lạnh.