Chùa Thầy - “cái nôi” của bộ môn nghệ thuật múa rối nước

Thứ Ba, Ngày 21 Tháng 3, 2023, 20:2Đăng bởi: huyentrang


Đôi nét về Chùa Thầy - "cái nôi" của bộ môn nghệ thuật múa rối nước

Còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Thầy cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Nam. Chùa Thầy - tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, được xây dựng từ thời nhà Lý, và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia… nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII. 

Hoa gạo bung nở đỏ rực rỡ một góc chùa Thầy

Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời nhà Lý. Đặc biệt, với khung cảnh núi non hùng vĩ và hồ Long Trì, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu có dịp đến khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ qua hành trình khám phá quần thể Chùa Thầy đâu đấy.

Chùa Thầy gắn liền với tên tuổi của vị danh tăng Từ Đạo Hạnh - người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ thời Lý - Trần

Năm 1997, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Thắng Cảnh Việt Nam” gồm 3 mẫu, trong đó có mẫu (3-1) giá mặt 400 đồng đưa hình ảnh “Phong Cảnh Chùa Thầy” do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế (xem ảnh), và bưu ảnh về phong cảnh hữu tình này, là mẫu tem đẹp mà người sưu tập tem về đề tài “văn hóa nghệ thuật” không thể không có.

Thời gian thích hợp viếng thăm chùa Thầy

Vào độ sau Tết Nguyên đán, bầu không khí ở đây rất mát mẻ, hoàn toàn phù hợp để đi du xuân, trẩy hội. Đầu tháng 3 chính là mùa hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời. Bạn sẽ có 1001 bức ảnh "sống ảo" thơ mộng ở đây đấy. Hoặc bạn cũng có thể chọn ghé thăm Chùa Thầy vào khoảng tháng 9, tháng 10 bởi lúc này tiết trời đầu mua thu trong lành, dễ chịu. 

Đặc biệt, nếu bạn muốn khám phá lễ hội Chùa Thầy, trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo thì nên lưu ý thời gian từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên, thời gian này chùa đón hàng trăm lượt khách thập phương ghé thăm nên bạn có thể cân nhắc chọn thời điểm vắng vẻ hơn để thưởng ngoạn. Tùy theo sở thích mà bạn hãy lên lịch trình Hà Nội 1 ngày và ghé thăm nơi đây vào những thời điểm đẹp trong năm nhé.

Khám phá nét độc đáo của Chùa Thầy

Ngay khi đặt chân tới chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Chùa Thầy ở Sài Sơn Quốc Oai xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.

Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.

Chùa Thầy nhìn từ trên cao

Khuôn viên quần thể kiến trúc Chùa Thầy

Nằm ở ở chân núi Sài Sơn, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:

  • Cchùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi.
  • Chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).

Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Sân có hàm rồng. 

Chùa Cả

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

  • Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương.
  • Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
  • Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà Thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.

Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.

Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

  • Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ.
  • Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.

Trên núi còn có Chùa Cao, tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.

Thủy đình chùa Thầy

Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

Người dân nơi đây cho rằng, khi hoa gạo rơi xuống là mùa lễ hội, cảnh chùa Thầy sơn thủy hữu tình kết hợp với màu hoa gạo đỏ tức là rất là may mắn. Đến chùa Thầy tham quan theo tâm lí thoải mái xong bắt đầu ra để thả hồn ngắm cảnh, chụp dưới bóng cây hoa gạo, cảm tưởng như 1 sự may mắn, đem đến cho du khách rất là thích thú”.

Những bông hoa gạo có một vẻ đẹp lôi cuốn kỳ lạ, những bạn trẻ yêu mến loài hoa này cũng tranh thủ cơ hội để ghi lại từng bức hình kỷ niệm.

Tham gia lễ hội nổi tiếng của Chùa Thầy

Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Tham gia trẩy hội và thưởng ngoạn phong cảnh núi non hữu tình ở Chùa Thầy

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.

Múa rối nước trong hội chùa Thầy

Hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước với những cảnh múa lân, múa rồng, cảnh xay thóc, giã gạo, chọi trâu… được các nghệ nhân đưa vào thật gần gũi, sinh động và hấp dẫn, mang đậm sắc thái dân gian.

 

Đến chùa Thầy thưởng ngoạn sân khấu thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ

Một số lưu ý khi đến viếng thăm Chùa Thầy

- Chùa là nơi linh thiêng, tôn nghiêm nên bạn nhớ ăn mặc trang nhã, nên mặc áo dài tay, quần hoặc váy dài qua gối.

- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mang theo đồ ăn và nước uống. Tuy nhiên, bên ngoài cổng chùa cũng có nhiều hàng quán để bạn lấp đầy cơn đói bụng. 

- Không để người dân sắp lễ bởi đôi lúc họ sẽ ép giá đắt hơn bình thường đấy.

- Di chuyển tham quan khuôn viên chùa theo bản đồ ngôi chùa, không nên để người dân thuyết trình vì bạn sẽ phải mất khoảng 100.000 - 300.000 VNĐ tiền phí hướng dẫn.

- Nếu muốn tham gia bất kỳ dịch vụ hay mua đồ lưu niệm, bạn hãy nhớ hỏi giá trước và thương lượng để tránh phải trả giá quá đắt nhé.

Trên đây là tất tần tật những thông tin mà diemhendulich.net muốn chia sẻ với bạn về ngôi chùa Thầy cổ kính. Cùng gia đình đi du lịch Hà Nội và đến viếng thăm ngôi chùa cổ kính này nhé!




Tham quan Chùa

Tham quan Ngôi chùa dát vàng nổi bật trên tuyết trắng ở Nhật Bản

Tham quan Ngôi chùa dát vàng nổi bật trên tuyết trắng ở Nhật Bản

Kinkaku-ji được dát đầy vàng lá trở nên rực rỡ giữa nền tuyết trắng xóa, là điểm tham quan nổi tiếng vào mùa đông ở Nhật Bản.
Ngôi chùa độc nhất vô nhị dùng… 9000 chiếc chén, đĩa ốp tường

Ngôi chùa độc nhất vô nhị dùng… 9000 chiếc chén, đĩa ốp tường

Để hoàn thiện kiến trúc của ngôi chùa Sà Lôn ở Sóc Trăng, các vị sư đã phải dùng đến 9.000 bát, đĩa nguyên vẹn cùng hàng vạn mảnh vỡ sành sứ. Cho đến nay, đây có thể coi là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam
Khám phá sắc màu dân tộc trong khu Nhà Việt xưa tại chùa Linh Ẩn

Khám phá sắc màu dân tộc trong khu Nhà Việt xưa tại chùa Linh Ẩn

Không chỉ đơn thuần là để nghỉ ngơi sau khi vãn cảnh trong chùa Linh Ẩn. Khu Nhà Việt xưa của Thầy trụ trì còn đưa du khách đến gần với những câu chuyện đậm màu văn hóa dân tộc, hồn dân tộc giữa đại ngàn núi rừng.

Mua sắm Chùa

Khu Mua Sắm Đặc Sản – Đồ Mỹ Nghệ Đà Lạt (Chùa Linh Phước)

Khu Mua Sắm Đặc Sản – Đồ Mỹ Nghệ Đà Lạt (Chùa Linh Phước)

Một trong những thành phố du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích nhất phải kể đến Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Du lịch tâm linh Chùa

Ngôi chùa 'đệ nhất Hoan Châu' trên núi Hồng Lĩnh

Ngôi chùa 'đệ nhất Hoan Châu' trên núi Hồng Lĩnh

Hà Tĩnh- Được mệnh danh là một trong 21 thắng cảnh đẹp nhất nước Nam xưa, chùa Hương ở huyện Can Lộc thu hút rất nhiều khách đến vãn cảnh, chiêm bái.
Chùa Minh Thành - chốn bồng lai giữa phố núi Gia Lai

Chùa Minh Thành - chốn bồng lai giữa phố núi Gia Lai

Ai bảo Gia Lai chỉ có những cánh rừng hùng vĩ, những triền cà phê ngút tầm mắt, những biển hồ nên thơ, những đồi chè xanh ngút ngàn, những trang sử hào hùng của dân tộc,... mảnh đất Tây Nguyên này còn có ngôi chùa độc đáo mang tên Minh Thành. Chùa Minh Thành Gia Lai với kiến trúc phảng phất hơi thở của xứ Phù Tang mang những mái chóp uốn cong điển hình là một địa điểm du lịch không nên bỏ qua này!
Chùa Bổ Đà - cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc

Chùa Bổ Đà - cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc

Chùa Bổ Đà vốn là một ngôi chùa lâu đời và khá cổ kính ở Bắc Giang. Ngôi chùa nay từ ngàn năm nay vẫn luôn được ca ngợi là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất qua câu ca dao “Thứ nhất là chùa Đức La, thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”. Ngày nay, ngôi chùa này vẫn luôn được gìn giữ và là một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất của dòng Thiền phái Trúc Lâm. Cùng theo chân diemhendulich.net khám phá ngôi chùa huyền bí này nhé!

bạn có thể quan tâm đến

bài viết mới nhất

Bạn có biết tại sao người giàu thường mặc đồ tối giản?

Bạn có biết tại sao người giàu thường mặc đồ tối giản?

Thay vì chi khoản tiền lớn cho quần áo từ thương hiệu nổi tiếng, giới siêu giàu chú ý đến thiết kế có tính ứng dụng cao, chất liệu cao cấp và đảm bảo độ vừa vặn.
Tăng Thanh Hà nấu cơm tấm, canh khổ qua dân dã

Tăng Thanh Hà nấu cơm tấm, canh khổ qua dân dã

Tăng Thanh Hà vào bếp trổ tài nấu mâm cơm tấm chả trứng, sườn cốt lết, ăn kèm canh khổ qua thịt băm thanh mát.
Gần 3.000 đĩa sứ Minh Long dùng trong tiệc trao sao Michelin

Gần 3.000 đĩa sứ Minh Long dùng trong tiệc trao sao Michelin

Hà Nội- Minh Long có bảy mẫu đĩa sứ được ban tổ chức chọn để bày trí bàn tiệc; tặng 400 đĩa Phù Điêu nhằm quảng bá văn hóa Việt, tại lễ trao sao Michelin ngày 6/6.
Sắp có thủy phi cơ đưa du khách tới Cô Tô

Sắp có thủy phi cơ đưa du khách tới Cô Tô

Quảng Ninh- Từ tháng 7 du khách có thể từ Hạ Long bay ra Cô Tô bằng thủy phi cơ, vừa được ngắm cảnh từ trên cao, vừa rút ngắn thời gian di chuyển.
Thưởng thức tô mì ramem với topping bọ biển ở Đài Loan

Thưởng thức tô mì ramem với topping bọ biển ở Đài Loan

Mì ramen bọ biển là một trong những món ăn gây sốt trong thời gian gần đây. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), món ramen độc nhất vô nhị này được ra mắt tại quán mì Ramen Boy ở Đài Loan (Trung Quốc).
Nhật Bản trải thảm đón khách siêu giàu

Nhật Bản trải thảm đón khách siêu giàu

Nhật Bản đang nỗ lực thu hút khách siêu giàu khi họ chỉ chiếm 0,9% lượng khách quốc tế đến nước này nhưng tạo ra 11,5% doanh thu.