Hình ảnh cầu Long Biên sừng sững giữa dòng sông Hồng thơ mộng ắt hẳn không còn xa lạ đối với mỗi người con Hà Nội. Cầu Long Biên được xây dựng từ những năm 1898 bởi thực dân Pháp với mục đích phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, cũng là cây cầu thép đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Có người nói “tàn dư của thực dân thì có gì đáng tự hào?”. Thế nhưng cây cầu là xương máu người Việt xây dựng nên, là chứng nhân lịch sử từ thời kỳ đen tối nhất của dân tộc cho tới những năm tháng trường kỳ kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Để khi đất nước hòa bình, cây cầu lại là tụ điểm hò hẹn, vui chơi cho những lớp trẻ chúng mình. Tự hào sao cho hết?
Cầu Long Biên ở đâu?
Nếu nhìn thoáng qua, có thể bạn sẽ nghĩ cầu Long Biên không khác gì so với những cây cầu khác, thậm chí có vẻ cũ kỹ và xập xệ. Tuy nhiên ít ai biết được cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng. Thuộc địa phận quận Long Biên, cây cầu này là cầu nối hai quận của Thủ đô Hà Nội là quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm với nhau. Được biết, cây cầu này do người Pháp xây dựng vào năm 1898 - 1902 với tên gọi là cầu Doumer.
Tên gọi cầu Long Biên được đặt kể từ khi thủ đô Hà Nội được giải phóng và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Ngày nay, cây cầu này là địa điểm du lịch Hà Nội được rất nhiều du khách nước ngoài ghé thăm khi muốn khám phá phố cổ Hà Nội và nhiều bạn trẻ đến check-in.
Kiến trúc cầu Long Biên
Cầu gồm 19 nhịp dầm thép dài đặt trên 20 trụ cao bề thế với tổng chiều dài là 2,290m. Ngoài ra còn có 896 mét đường xây bằng đá dẫn lên đầu cầu phía Tây. Khi được khánh thành, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ hai trên thế giới chỉ sau cầu Brooklyn ở Mỹ.
Cầu Long Biên rộng 4,75m, được chia làm 3 phần đường chính. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ, ở giữa là đường sắt đơn dành cho xe lửa hoạt động. Đường hai bên bao gồm 2,6m dành cho xe ô tô, xe máy, xe thô sơ và 0,4m ngoài cùng dành cho người đi bộ.
Cây cầu được thừa hưởng những tiến bộ kỹ thuật trong khoa học xây dựng đương thời ở châu Âu - đặc biệt là thể loại công trình kết cấu thép. Hơn thế nữa, yếu tố nghệ thuật của phong cách thiết kế này.
Hình thức kiến trúc và sơ đồ kết cấu hợp lý đã tạo nên một sức mạnh cho cây cầu đủ để có thể vượt sông Hồng qua từng thế kỉ với một dáng hình trải dài nhấp nhô mà người ta đã ví von với rất nhiều hình ảnh đẹp: Cây cầu thân Rồng, dải lụa vắt qua sông Hồng hay tháp Eiffel nằm ngang trong lòng Hà Nội…
Lịch sử thăng trầm cùng đất nước của cầu Long Biên
Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử quan trọng đã chứng kiến những cột mốc lịch sử hào hùng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta.
Ngày 02/09/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác với niềm vui sướng và tự hào, hạnh phúc bao nhiêu thì cây cầu đều ghi lại những kỷ niệm không bao giờ quên ngay trong khoảnh khắc đó.
Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập tràn biển cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô, cây cầu bày cũng đứng đó hiên ngang và chứng kiến niềm hân hoan vô bờ của dân tộc. Và rồi sau đó 21 năm, cũng chính cây cầu ấy lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập thống nhất toàn diện đất nước, giải phóng miền Nam. Cứ như thế, trải qua hơn 100 năm lịch sử thâm trầm, cầu Long Biên không còn là một hiện vật vô tri vô giác, mà nó như người bạn đồng hành cùng mỗi người dân và đất nước ta bước qua bao nhiêu gian khổ vậy.
Một số kinh nghiệm và lưu ý khi đến thăm cầu Long Biên
- Thêm nơi đây vào khung giờ khoảng từ 15h - 17h trong lịch trình 1 ngày ở Hà Nội để tận hưởng trọn vẹn nét đẹp của cầu Long Biên.
- Tham quan cầu Long Biên tốt nhất là nên đi bộ, xe buýt hoặc đi bằng xe máy. Bạn có thể dừng lại bất cứ đâu trên cầu hay xung quanh cầu, dưới chân cầu để ngắm, để thấy được mọi dấu tích, vẻ đẹp của cây cầu và cảnh vật xung quanh.
- Điểm chụp hình yêu thích: sân ga Long Biên. Từ bãi giữ xe tại chân cầu bạn dịch chuyển lên đường ray trên cầu và tha hồ thả dáng tự sướng.
- Cầu đã được xây dựng từ rất lâu và đã tương đối cũ kỹ nên khi đến đây bạn không được đu vịn vào những thanh sắt của cây cầu tránh trường hợp không may xảy ra.
- Đường cầu khá hẹp và nhiều đoạn sạt lún nên khi di chuyển trên cầu bạn nên đi lại chậm và quan sát trước sau kỹ càng trước khi sang đường.
- Khi chụp ảnh check-in tại đường ray, tuyệt đối cẩn thận quan sát và lắng nghe tiếng còi tàu để tránh trường hợp tàu chạy qua không kịp di chuyển lên rất nguy hiểm.
- Nếu có ý định ăn ngô, khoai nướng ven đường thì bạn nên hỏi giá đồ ăn cũng như giá thuê chiếu trước khi mua. Vì có rất nhiều trường hợp không hỏi giá trước nên bị người bán “chém” giá rất cao.
Có người nói “tàn dư của thực dân thì có gì đáng tự hào?”. Thế nhưng cây cầu là xương máu người Việt xây dựng nên, là chứng nhân lịch sử từ thời kỳ đen tối nhất của dân tộc cho tới những năm tháng trường kỳ kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Để khi đất nước hòa bình, cây cầu lại là tụ điểm hò hẹn, vui chơi cho những lớp trẻ chúng mình. Tự hào sao cho hết?