Thành phố New York, Mỹ:
Nhắc tới những địa điểm ngắm pháo hoa trên thế giới mà bỏ qua thành phố New York thì quả là thiếu sót lớn, nhất là tại Quảng trường Thời đại. Để có tầm nhìn đẹp nhất, hãy chọn một vị trí lý tưởng tại Cầu Brooklyn để ngắm nhìn màn trình diễn tuyệt vời trên bầu trời. Người dân ở Mỹ cũng đón tết Dương Lịch trong không khí vui tươi phấn khởi. Thời khắc kim đồng hồ vừa điểm 0g, một quả cầu thủy tinh thật to sẽ được thả từ từ xuống cùng hàng nghìn mảnh giấy đủ màu sắc. Khi quả cầu chạm đất cũng là lúc người dân Mỹ hô vang HAPPY NEW YEAR. Trong dịp năm mới, người dân Mỹ có truyền thống ăn bắp cải với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn.
![]()
![]()
Thành phố Sydney, Úc
Màn trình diễn ánh sáng lộng lẫy tại Cầu cảng Sydney khiến thành phố xinh đẹp của Úc trở thành một trong những địa điểm ngắm pháo hoa đẹp nhất trên thế giới. Hàng năm, du lịch Sydney đón tới hơn 1 triệu người dân và du khách tập trung dọc theo bờ biển để chiêm ngưỡng màn pháo hoa đầy màu sắc đón năm mới. Pháo hoa được bắn tại cảng Sydney, với phông nền là nhà hát Opera House và cầu cảng, tạo ra khung cảnh tuyệt vời cho các gia đình, nhóm bạn tận hưởng thời khắc đón năm mới. Sydney có một lợi thế lớn so với các lễ đón năm mới lớn khác trên thế giới.
![]()
![]()
Thủ đô Paris, Pháp
Đón năm mới cùng người ấy với nụ hôn lúc giao thừa, không có nơi nào tuyệt vời hơn ngoài Paris - thành phố lãng mạn nhất hành tinh cũng là địa điểm ngắm pháo hoa trên thế giới. Sự chú ý chắc chắn dành cho màn pháo hoa trên đại lộ Champs-Élysée. Theo truyền thống, người Pháp đánh dấu đêm giao thừa bằng bữa tối được gọi là Le Réveillon, thường là một bữa tiệc thịnh soạn với các món ngon như hàu, trứng cá muối và gan ngỗng.
![]()
![]()
Đài Bắc, Đài Loan
Tòa tháp cao nhất thành phố Taipei 101 là điểm trình diễn pháo hoa ấn tượng. Các điểm ngắm pháo hoa có tầm nhìn đẹp nhất là núi Tiger, đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, nơi có thể khá đông người nhưng không khí chắc chắn sẽ rất vui nhộn và tầm nhìn tuyệt vời.
![]()
![]()
Dubai, UAE
Tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai thu hút những người đón năm mới với màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục. Cách đó không xa, Burj Plaza có nhịp điệu bình yên hơn, được các gia đình yêu thích. Trong thời gian chờ đợi giao thừa, bạn có thể thưởng thức ẩm thực ở các nhà hàng và đi mua sắm tại Dubai Mall.
![]()
![]()
Rome, Italy
Thành phố có lịch sử lâu đời này là điểm đón năm mới tuyệt diệu. Muốn xem pháo hoa, bạn hãy tới Circus Maximus. Ngoài ra, nhiều buổi hòa nhạc được tổ chức vào đêm giao thừa, cùng nhiều sự kiện ngoài trời như buổi diễu hành âm nhạc Rome Parade.
![]()
![]()
London, Anh
Vòng xoay khổng lồ London Eye bên bờ nam của sông Thames là phông nền hoàn hảo cho màn pháo hoa lộng lẫy vào đêm giao thừa. Mọi người tập trung xếp hàng dọc bờ sông Thames với tầm nhìn ra đường chân trời, trước khi đếm ngược tại Big Ben và bắn pháo hoa quanh London Eye. Ở nước Anh, đêm giao thừa hằng năm người dân thường tụ tập ở quảng trường Trafalgar hay ở bất cứ nơi nào có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Khi tiếng chuông đồng hồ vang lên, đó là một khoảng khắc thiêng liêng, một giây tĩnh lặng với biết bao ước nguyện trong lòng mỗi người rồi sau đó vỡ òa trong những cái ôm, những cái ôm, những lời chúc dành cho nhau.
![]()
![]()
Madrid, Tây Ban Nha
Giống như bất kỳ thủ đô náo nhiệt khác tại châu Âu, Madrid tự hào có màn trình diễn pháo hoa và tiệc tùng hoành tráng nhất trong dịp lễ này. Tập trung ở Quảng trường Puerta del Sol, bữa tiệc đếm ngược được phát sóng tới người dân Tây Ban Nha khắp đất nước trên tất cả các kênh truyền quốc gia. Nếu bạn muốn có trải nghiệm năm mới trọn vẹn của Tây Ban Nha, hãy tham gia phong tục địa phương độc đáo: nhét 12 quả nho vào miệng vào lúc nửa đêm, từng quả một, khi tiếng chuông Puerta del Sol vang lên.
![]()
![]()
Tokyo, Nhật Bản
Khi chào đón năm mới, Nhật Bản có phong tục truyền thống đặc biệt, từ việc thưởng thức một loại mì đặc biệt của đêm Giao thừa đến lắng nghe tiếng chuông chùa vang lên 108 lần cho đến nửa đêm. Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Nếu từ chỗ bạn ở không thể lắng nghe được tiếng chuông chùa thì vẫn có thể xem nghi thức này trên các kênh truyền hình. Giao thừa ở Nhật, nhiều người dân vẫn đổ ra đường để tham gia các hoạt động vui chơi, xem bắn pháo hoa, nhưng cũng có rất nhiều người ở nhà với gia đình và cùng nhau thưởng thức mì trường thọ.
![]()
![]()